Khu vực Công ty thực hiện dự án và đặt cột mốc - Ảnh: Đ.L
Đơn vị đã thay tên mới cho núi Đại Bình là Công ty TNHH TMDV và tư vấn du học Đại Bình (Công ty Đại Bình). Ngày 9-5, Công ty Đại Bình đã đưa một cột chóp lên khu vực đỉnh Đại Bình và đặt lên trên mộ đế đá, chưa cố định.
Trên cột, phần trên cùng có hình cờ Tổ quốc cách điệu hình tròn, phía dưới là logo công ty, phần giữa chiếm diện tích lớn nhất ghi rõ địa danh .
Ở phần chân của cột chóp có khắc tọa độ và độ cao đỉnh núi (1.129m). Nơi đặt cột mốc địa danh thuộc phần đất Công ty Đại Bình thuê để tổ chức hoạt động du lịch dã ngoại, cắm trại và ngắm cảnh.
Việc Công ty Đại Bình cắm mốc địa danh trên đỉnh núi Đại Bình với một cái tên mới và xa lạ hoàn toàn đã khiến người dân địa phương cùng nhiều du khách phản ứng.
Vô tình trùng tên núi của Trung Quốc
Trả lời báo Tuổi Trẻ, ông Trần Đại Bình - chủ tịch HĐTV Công ty Đại Bình - nói: "Khi triển khai dự án, công ty có tính đến nhiều cái tên như Đại Bình Sơn, Spung và Thiên Phong Lĩnh (đỉnh gió trời) cho khu vực đỉnh Đại Bình.
Chúng tôi đặt tên mới Thiên Phong Lĩnh mang tính chất thử nghiệm để lấy ý kiến nhân viên công ty. Do đó, vật liệu chúng tôi lựa chọn là vật liệu nhẹ, không kiên cố và đặt lên trên một nền đá trước đây là nơi cúng bái của người đồng bào đã bị tháo dỡ".
Trước thông tin công ty cố tình đặt tên Thiên Phong Lĩnh trùng với một đỉnh núi của Trung Quốc, ông Bình lý giải: "Vô tình trùng hợp thôi. Hôm đưa đoàn khảo sát lên đỉnh Đại Bình gặp lúc gió lớn nên tôi nảy ra cái tên Thiên Phong Lĩnh. Tôi không có ý dại dột mang một địa danh Trung Quốc đặt tên cho đỉnh núi nổi tiếng của địa phương Bảo Lộc - Bảo Lâm".
Ông Bình thừa nhận chưa xin phép việc đặt mốc định danh trên đỉnh Đại Bình vì lý do thử nghiệm có tính nội bộ công ty.
Tháo dỡ cột mốc định danh
Bà Nguyễn Thị Nguyên, giám đốc Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh Lâm Đồng, cho biết việc công ty tự ý định danh cho một địa danh đã được người dân và chính quyền ghi nhận là sai chức năng.
Việc đặt tên này nếu không sớm phát hiện cũng không được công nhận về mặt pháp lý. Đối với địa danh phù hợp thuần phong mỹ tục, lâu đời, có tính văn hóa thì không cần phải thay đổi và nghiễm nhiên Nhà nước công nhận.
Đối với nơi chưa có địa danh cụ thể thì quyền định danh được giao cho chính quyền địa phương các cấp thực hiện theo nghị định 91/2005 về quy chế đặt tên, đổi tên đường phố và công trình công cộng.
Bà Nguyên nói thêm một doanh nghiệp muốn đặt tên, dựng mốc định danh cho một địa danh dù nằm trong phần do mình thuê để thực hiện các dự án kinh tế thì phải có đề xuất để UBND các cấp quyết định theo thẩm quyền.
Sau khi dư luận phản ứng, Công ty Đại Bình đã tháo dỡ cột mốc định danh trên đỉnh núi. Theo UBND TP Bảo Lộc, vụ việc đã được ghi nhận và kiểm tra.
Từng có tiền lệ một ngọn núi đẹp đã bị thay tên. Đó là trường hợp xảy ra ở huyện Bát Xát (Lào Cai) đối với đỉnh núi có tên gốc là Kỳ Quan San. Vì một lý do nào đó mà đỉnh núi này bị đổi thành Bạch Mộc Lương Tử (Con Của Bạch Mộc Lương, một đỉnh núi ở Trung Quốc). Đỉnh núi này cao 3.046m và được trả lại tên gốc vào ngày 7-4.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận