30/07/2024 11:10 GMT+7

Ai bắc thang cho trộm vào nhà?

Ai cũng được nghe nói, cuộc gọi rác, lừa đảo qua mạng có phần do sim rác. Rồi cả xã hội vào cuộc "định danh" sim chính chủ để dẹp sim rác.

SIM rác mua bán trên đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức (TP.HCM) vào trưa 8-9-2023 - Ảnh: HÂN MINH

SIM rác mua bán trên đường Phạm Văn Đồng, TP Thủ Đức (TP.HCM) vào trưa 8-9-2023 - Ảnh: HÂN MINH

Ai cũng được nghe nói, cuộc gọi rác, lừa đảo qua mạng có phần do sim rác. Rồi cả xã hội vào cuộc "định danh" sim chính chủ để dẹp sim rác. Tưởng đã yên.

Nào ngờ, giờ đây hằng giờ, hằng ngày mọi người vẫn nhận được cuộc gọi rác hoặc để "kết nối" với lừa đảo. Vậy ai đã "bắc thang" cho trộm rình mò túi tiền của người dân?

Vì sao đặt ra câu hỏi ai "bắc thang" cho kẻ lừa đảo rình mò túi tiền của người dân? Kẻ lừa đảo không thể nào biết được nạn nhân của mình.

Thông qua các cuộc gọi này, cộng với sự sơ hở, cả tin của người dùng, kẻ lừa đảo từ đó đã nghiễm nhiên "hiện diện" trước túi tiền của người dân để rồi từ đó ra tay.

Chặn các cuộc gọi rác, lừa đảo này được không? Có, chúng ta đã làm rất nhiều. Nhưng nhiều người thắc mắc là vì sao đã định danh thông tin cá nhân rồi cuộc gọi rác, lừa đảo vẫn không giảm và ngày càng táo tợn đến khó hiểu.

Khi Bộ Thông tin và Truyền thông công bố các số liên lạc của cơ quan chức năng với công dân sẽ được định danh thì cũng nở rộ cuộc gọi rác, của kẻ lừa đảo được định danh. Người dân nhận được rất nhiều cuộc gọi có tên định danh như T...; P..., S..., A... nhưng nội dung cuộc gọi vẫn không có gì mới, vẫn là công ty chứng khoán M, ngân hàng T... và mời kết bạn Zalo...

Các cuộc gọi rác, gọi lừa đảo cũng phải "lên đời" định danh vì người dùng đã có thói quen không nghe cuộc gọi từ số lạ. Nhưng vì sao số điện thoại đã được định danh 2 lần (định danh sim chính chủ và định danh cuộc gọi) nhưng vẫn là cuộc gọi lừa đảo, cuộc gọi rác?

Chưa hết, gần đây người dân đã nhận được hàng loạt cuộc gọi hiện lên là số điện thoại bàn, có dãy số rất đẹp như ...8888... nhưng vẫn là cuộc gọi rác, lừa đảo.

Cứ cho đây là một dịch vụ của ngành viễn thông, do doanh nghiệp viễn thông cung cấp nhưng tại sao nó có thể hoành hành, táo tợn, chỉ khác là nó không còn là sim rác.

Thật lạ, trong khi cả xã hội cố gắng bịt kẽ hở để ngăn cuộc gọi rác, cuộc gọi lừa đảo, tức dẹp đi các cây thang gớm ghiếc rình rập tài sản của người dân thì ở một góc khác, các cây thang vẫn được cung cấp ra mà ít thấy người bán thang bị xử lý.

Không có những nơi tiếp tay này, làm sao kẻ trộm có thể "kết nối" với người dùng để rồi giăng bẫy lừa đảo?

Cứ cho là các dịch vụ viễn thông đang cung cấp là hợp pháp, chẳng qua là bị lợi dụng. Như cửa hàng bán dao để dùng trong gia đình là hợp pháp, còn kẻ dùng dao để gây án thì phải trừng trị, người bán dao không có lỗi. Đúng.

Nhưng cũng có câu hỏi ngược lại là hậu kiểm thế nào, liệu có biết kẻ mua dịch vụ viễn thông và dùng nó để đi kết nối, giăng bẫy lừa đảo người dùng để kịp thời xử lý?

Điều nguy hiểm là các kênh tiếp cận người dùng để lừa đảo ngày nay không còn là lẻ mẻ, nhỏ lẻ kiểu như sim rác, bán lụi mà đều phải qua thủ tục, tức hợp pháp, vì thế mức độ gây hại của nó cao hơn, nếu người dùng không cảnh giác.

Muốn giảm bớt lừa đảo qua mạng, phải truy và bắt kẻ lừa đảo, đúng rồi. Nhưng sẽ có cách làm hiệu quả hơn, đó là phải ngăn kẻ trộm mua được cây thang để tiếp cận người dùng.

Phải làm ngay, đừng để người dân hỏi sau sim rác, ai là kẻ tiếp tay "bắc thang" cho kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân. Và cứ thế này thì còn gì là thành quả xóa sim rác để chống lừa đảo, ngăn cuộc gọi rác!

Mệt mỏi với các cuộc gọi lừa đảoMệt mỏi với các cuộc gọi lừa đảo

Một tuần gần đây, chị Phương Thảo (quận Gò Vấp, TP.HCM) liên tục nhận các cuộc gọi lừa đảo từ đầu số 021, 024, 094... Có khi nhá máy, có khi chỉ nghe nhạc hoặc nhạc chuông tổng đài. "Chỉ trong hai ngày, có 11 cuộc gọi từ những số này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên