05/05/2018 18:05 GMT+7

ADB tiếp tục ưu tiên giải quyết đói nghèo của khu vực

N.BÌNH (từ Manila, Philippines)
N.BÌNH (từ Manila, Philippines)

TTO - Phát biểu khai mạc tại Hội nghị thường niên của Hội đồng lãnh đạo Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) ở Manila, Philippines ngày 5-5, chủ tịch Takehiko Nakao đã tái khẳng định các cam kết của ADB thông qua công bố nội dung "Chiến lược 2030".

ADB tiếp tục ưu tiên giải quyết đói nghèo của khu vực - Ảnh 1.

Chủ tịch Takehiko Nakao tại buổi khai mạc sáng 5-5 ở Manila, Philippines - Ảnh: ADB

Ông Nakao cho biết là một chiến lược dài hạn mà đặt ra nhằm giải quyết các thách thức hiện tại và thách thức đang nổi lên như câu chuyện đói nghèo vẫn giai dẳng, sự bất bình đẳng gia tăng, áp lực môi trường an toàn và đô thị hoá nhanh chóng, những cơ hội cũng như thách thức từ thực tế dân số đang bị già hóa ở một số quốc gia và cả vấn đề dân số trẻ.

Chiến lược 2030 cũng nhấn mạnh tăng cường hơn nữa vai trò của ADB với tư cách là nhà cung cấp nguồn vốn và người hỗ trợ kiến thức, mở rộng tầm nhìn hoạt động của ngân hàng này nhằm đạt đến sự phát triển bền vững, bao trùm và thịnh vượng.

"Chúng tôi cam kết sẽ tiếp tục sử dụng các nguồn tài chính hiệu quả và sáng tạo", ông Nakao nói và cho biết nguồn vốn sẽ tiếp tục ưu tiên đầu tư vào lao động, thúc đẩy sự đa dạng bao gồm cân bằng giới, và đảm bảo một nơi làm việc được tôn trọng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online bên lề hội nghị, ông Đào Minh Tú - phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước VN - cho biết Việt Nam tham dự hội nghị lần này với vị thế được đánh giá cao về sự phát triển tích cực nền kinh tế trong nước.

Các chiến lược của ADB đề ra cũng được đặt tương tự với VN như giải quyết đói nghèo, vay và sử dụng vốn hiệu quả, cải thiện chất lượng sống người dân...

Cũng theo ông Tú, hiện ADB đang phối hợp chặt chẽ với Việt Nam nhằm bảo đảm Việt Nam sẽ tận dụng tối ưu nguồn tài trợ ưu đãi trị giá 613 triệu USD của ADB mà Việt Nam vẫn có thể tiếp cận trong năm 2018, trước khi chấm dứt quyền tiếp cận nguồn tài trợ ưu đãi từ 1-1-2019.

Công nghệ là động lực tăng trưởng của khu vực châu Á

hop1

Các tình nguyện viên chuẩn bị trước thềm hội nghị - Ảnh: ADB

Trong bài phát biểu, ông Nakao cũng đề cập đến vai trò của công nghệ và xem đây là động lực phát triển của kinh tế khu vực.

"Đã có những lo lắng công nghệ gia tăng sẽ cướp đi việc làm của người lao động, đe dọa tình trạng thất nghiệp gia tăng. Tuy nhiên, nghiên cứu của ADB, như được mô tả trong báo cáo Phát triển Châu Á 2018 cho thấy có nhiều lý do để lạc quan hơn", lãnh đạo người Nhật nói.

Đầu tiên, các công nghệ mới thường có thể tự động hóa chỉ một số nhiệm vụ, chứ không phải toàn bộ công việc. Tự động hóa cũng chỉ diễn ra ở nơi đáp ứng hai điều kiện kỹ thuật cao và có nguồn vốn mạnh.

Nghiên cứu của ADB cũng cho thấy thu nhập cao hơn nhờ cải thiện năng suất tốt hơn có thể làm tăng đáng kể nhu cầu về sản phẩm, bù đắp tổn thất công việc do các công nghệ mới gây ra.

Tuy nhiên, những tiến bộ trong công nghệ có thể làm cho người lao động có tay nghề thấp sẽ bị nhận tiền lương thấp hơn, do đó làm tăng bất bình đẳng thu nhập.

Điều này đặt ra yêu cầu cho các chính phủ về phát triển kỹ năng, quy định lao động, bảo trợ xã hội và phân phối lại thu nhập. Chính phủ phải thúc đẩy cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân và sự riêng tư, và đảm bảo cạnh tranh công bằng.

Với chủ đề "Liên kết con người và nền kinh tế tăng trưởng bao trùm", Hội nghị thường niên ADB năm nay có sự tham dự của hơn 4.000 đại biểu từ các chính phủ thành viên, các học giả, lãnh đạo doanh nghiệp và đại diện xã hội dân sự.

Chủ tịch ADB: Thuế là công cụ giảm bất bình đẳng xã hội

TTO - Chủ tịch Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) Takehiko Nakao kêu gọi chính phủ các nước cần sử dụng chính sách thuế như một cách bảo vệ người lao động bị mất việc làm trước sự phát triển của các công nghệ.

N.BÌNH (từ Manila, Philippines)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    Chủ đề: ADB Chiến lược 2030