09/06/2022 09:32 GMT+7

9X á khoa và góc nhìn khác về đại dịch

CÔNG NHẬT
CÔNG NHẬT

TTO - Đại dịch ập đến, thu nhập giảm đáng kể, Trần Anh Khoa cùng đồng nghiệp quyết tâm biến nguy thành cơ, coi COVID-19 là dịp để buộc bản thân nâng cao các kỹ năng hơn nữa...

9X á khoa và góc nhìn khác về đại dịch - Ảnh 1.

Bạn Trần Anh Khoa (đứng giữa) trong một giờ lên lớp - Ảnh: Q.HUY

Từng là học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Anh và được tuyển thẳng đại học, nhận được nhiều lời mời làm việc khi tốt nghiệp ở vị trí á khoa... là sơ nét chân dung về Trần Anh Khoa (cựu sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM).

Nhưng nhìn lại, bạn cho biết hành trình đó có cả nốt thăng lẫn trầm.

Tôi từng nghĩ việc giảng dạy nói chung và dạy tiếng Anh nói riêng đã "chạm đỉnh", các phương pháp hiệu quả nhất đã được tìm ra, tài liệu dạy tốt nhất đã được biên soạn... và giáo viên chỉ cần nắm các điều trên để truyền đạt lại là được, nhưng qua đại dịch cùng sự hỗ trợ của đồng nghiệp và nơi làm việc mà tôi đã thay đổi quan điểm đó.

TRẦN ANH KHOA

Từng ngủ quên trên chiến thắng!

Anh Khoa được gia đình tạo điều kiện cho thi vào lớp tăng cường tiếng Anh từ lớp 1 và bạn đứng đầu danh sách trúng tuyển. "Bén duyên" với tiếng Anh từ sớm, bạn càng học càng say mê và sau đó thi đậu vào lớp chuyên Anh của cả Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong lẫn Trường phổ thông Năng khiếu (ĐH Quốc gia TP.HCM). Bên cạnh việc giải nhất tiếng Anh cấp thành phố, giải ba kỳ thi học sinh giỏi quốc gia tiếng Anh... bạn còn "lận lưng" giải nhất một cuộc thi viết luận tiếng Anh do tổ chức giáo dục thuộc Đại sứ quán Hoa Kỳ tổ chức!

"Tôi thấy mình rất may mắn được học cùng nhiều giáo viên dạy ngoại ngữ nhiệt huyết với nghề, song song với được tiếp xúc công nghệ từ sớm và đây là yếu tố quan trọng giúp việc học tiếng Anh trở nên hiệu quả, dễ dàng lẫn tốc độ hơn", Anh Khoa chia sẻ về "bí kíp" đạt nhiều thành tích đáng kể trong học thuật.

Và cũng chính vì được truyền cảm hứng từ những người thầy xuyên suốt thời phổ thông, Anh Khoa cũng ấp ủ mơ ước một ngày được đứng trên bục giảng. Nhờ giải thưởng quốc gia môn tiếng Anh, Khoa được tuyển thẳng vào ngành ngôn ngữ Anh (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn).

Nhưng bạn thừa nhận thành tích đó mặt khác cũng chính là một "thất bại". Nhận ra được khuyết điểm này của bản thân, bạn quyết tâm luôn phải sống hết mình với các cơ hội có được sau này. "Tôi đã để việc được tuyển thẳng vào đại học khiến bản thân mất động lực, quyết tâm để tìm kiếm cơ hội học bổng du học, để những ước mơ và tham vọng được thử thách và bay cao, bay xa hơn. Nói cách khác, tôi nhận ra mình đã "ngủ quên trên chiến thắng", thỏa hiệp với chính mình", Anh Khoa nhớ lại.

Đại dịch giúp bản thân hoàn thiện

Không muốn gói gọn tuổi trẻ của mình trong sách vở, bạn quyết định thi vào đội văn nghệ của khoa, đi dạy kèm và nhận làm trợ giảng... để một phần giúp cuộc sống trở nên thú vị hơn, một mặt bổ sung các kỹ năng thực tế từ xã hội. "Thời đại học, nhà xa nên tôi tốn khoảng ba, bốn tiếng mỗi ngày đi lại bằng xe buýt nhưng tôi tận dụng khoảng thời gian đó để đọc sách, nghe podcast tiếng Anh... Tôi nhận ra học ở đâu không quan trọng bằng thái độ của mình với việc tiếp thu tri thức như thế nào", Anh Khoa bộc bạch.

Và khi "vỡ" ra được điều này, bạn cũng bớt day dứt hơn về việc không được đi du học, thấy hạnh phúc với ngôi trường hiện tại. Thời điểm tốt nghiệp á khoa, yêu nghề giáo nhưng Anh Khoa vẫn băn khoăn do không ít cơ hội khác với thu nhập hấp dẫn chào đón.

Có một lần Khoa bị ốm và phải xin nghỉ dạy, một học viên đã gọi điện hỏi thăm, xin địa chỉ nhà để có thể giao đồ ăn đến. Nhưng khi mở cửa, người giao đồ ăn không phải shipper mà chính là chị học viên đứng trước cửa nhà giữa trời trưa nắng nôi ấy. "Tôi xúc động vì bịch đồ ăn từ chị không chỉ có giá trị về vật chất mà còn ý nghĩa rất lớn về mặt tinh thần và đó không phải là câu chuyện duy nhất. Sự quan tâm chân thành của các học viên hun đúc niềm tin, nhiệt huyết của tôi với nghề giáo một cách mãnh liệt", Anh Khoa nói.

Đại dịch ập đến, thu nhập giảm đáng kể, Khoa cùng đồng nghiệp quyết tâm biến nguy thành cơ, coi COVID-19 là dịp để buộc bản thân nâng cao các kỹ năng hơn nữa. Nhận ra việc dạy online là cần thiết nhưng vấn đề phổ biến là người học khó tập trung, bạn cùng đồng nghiệp phân nhỏ bài giảng và đa dạng hóa các hoạt động trong giờ học, sử dụng nhiều công cụ hỗ trợ học tập khác nhau, thiết kế lại toàn bộ các màn hình trình chiếu và tự quay clip... để giữ được sự chú ý tối đa ở học viên.

Tiết kiệm thời gian không phải đi lại khi dịch, số ca dạy giảm, Anh Khoa soạn và thiết kế thêm các dạng bài tập online, trau dồi thêm các kiến thức về nghiệp vụ sư phạm, áp dụng tối đa công nghệ và phương pháp học tiếng Anh tư duy...

Nhớ Tú Nhi Nhớ Tú Nhi

TTO - Mười lăm năm hành trình "Ước mơ của Thúy", đã có hàng chục ngàn bệnh nhi ung thư được hỗ trợ qua nhiều hoạt động do báo Tuổi Trẻ tổ chức.

CÔNG NHẬT
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên