Cảm xúc dù tốt hay xấu đều là phản ứng của cơ thể với môi trường để cảnh báo những tình huống quan trọng cần hành động hoặc chạy trốn. Ví dụ cảm giác buồn sẽ khiến ai đó muốn tìm người chia sẻ, tức giận cảnh báo rằng bạn đang cần hành động và cố gắng hơn để vượt qua trở ngại
Mọi người thường tin rằng hạnh phúc là trạng thái lý tưởng nhất cho sức khỏe tâm thần và là mục tiêu chính trong cả cuộc đời. Tuy nhiên có một sự thật là việc kết hợp nhiều cảm xúc, bao gồm cả cảm xúc tiêu cực như tức giận, sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
Để làm rõ liệu tức giận là cảm xúc xấu hoàn toàn hay có mang lại hiệu quả, các nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát hơn 1.400 người, gợi ra các cảm xúc khác nhau cho họ (tức giận, thích thú, ham muốn, buồn bã) đồng thời giao cho họ một nhiệm vụ phải hoàn thành (giải câu đố chữ, ghi điểm cao trong trò chơi điện tử...).
Kết quả rất bất ngờ. Sự tức giận đã cải thiện khả năng đạt được mục tiêu của mọi người so với trạng thái cảm xúc trung tính trong nhiều tình huống thử thách khác nhau. Trong một số trường hợp, nó có liên quan đến việc tăng điểm hoặc thời gian trả lời ngắn hơn. Nó cũng làm tăng gian lận để đạt được kết quả tốt hơn.
Sự tức giận có xu hướng thúc đẩy mọi người đạt được những mục tiêu đó khó khăn hơn. Nhưng sự tức giận dường như không liên quan đến việc đạt được mục tiêu dễ dàng hơn. Và nếu kết hợp với cảm xúc tích cực, hiệu quả sẽ cao hơn rõ rệt.
Như vậy sự kết hợp giữa cảm xúc tích cực và tiêu cực sẽ thúc đẩy hạnh phúc và việc sử dụng cảm xúc tiêu cực làm công cụ có thể đặc biệt hiệu quả trong một số tình huống.
Chúng ta không thể quyết định những gì đang xảy ra quanh chúng ta, nhưng chúng ta được quyền lựa chọn và sử dụng cảm xúc của mình vào mục đích nào. Tức giận không hoàn toàn xấu, cách bạn phản ứng với nó, biến nó trở thành công cụ hủy hoại bạn mới xấu.
Nhìn nhận cuộc sống tích cực và biến sự tức giận thành động lực, bạn có thể thu được hiệu quả bất ngờ.
Những mẹo rất đơn giản giúp bạn trở nên tích cực và cải thiện tâm trạng sau một ngày "âm u"
9 cách giúp bạn vượt qua tức giận, stress
• Thời gian đầu ngày ngay sau khi bạn thức dậy rất quan trọng, nó gần như quyết định tâm trạng bạn cả ngày. Cố gắng đừng cáu gắt, nhất là với con bạn trong thời gian đó. Nếu quá vội vã, trễ giờ, hãy thử dậy sớm hơn.
• Hãy tập trung vào những điều tích cực. Nếu có những lúc bạn thấy cuộc sống quá tiêu cực, hãy viết ra những điều đó, việc nào ngoài khả năng của bạn, gạch nó đi, hoặc tìm người giúp đỡ.
• Đừng từ bỏ hoặc niềm đam mê. Hãy nghĩ rằng nếu tôi có thể giải quyết và vượt qua việc này, tôi sẽ tự thưởng cho mình bằng thời gian làm việc mà tôi thích.
• Hãy chăm sóc bản thân một cách toàn diện, yêu bản thân bạn hơn. Đã bao lâu rồi bạn không ngủ đủ giấc, ăn uống không điều độ? Đã bao lâu bạn chưa tập thể dục?
• Đặt ra những mục tiêu và kế hoạch cụ thể cho bản thân. Nhưng hãy chọn những mục tiêu có ý nghĩa, khả thi.
• Hãy tôn trọng và công nhận bản thân. Bạn nên tự tin vào khả năng và giá trị của mình, không so sánh bản thân với người khác hoặc tự ti về những điểm yếu của mình. Bạn cũng nên biết khen ngợi và thưởng cho bản thân khi làm được điều gì đó tốt.
• Hãy học hỏi từ những sai lầm và thất bại của mình. Đừng xem chúng như nỗi dằn vặt tồi tệ trong cuộc đời bạn. Hãy mừng khi biết nhận ra bản thân đã làm sai, vì không biết mình sai mới đáng sợ.
• Hãy tạo ra một không gian sống thoải mái và sạch sẽ. Bạn nên dọn dẹp và sắp xếp lại nhà cửa, phòng làm việc hoặc phòng ngủ của bạn. Sau một ngày làm việc mệt mỏi, chắc hẳn bạn không muốn trở về nhà đầy mùi hôi và quá nhiều đồ đạc lộn xộn, muốn nấu cơm ăn cho lành mạnh nhưng nồi chén chưa rửa, cảm giác đó không dễ chịu chút nào đúng không.
• Biết cách nói không khi cần thiết. Bạn nên đặt ra những ranh giới rõ ràng cho bản thân, mối quan hệ mới đi đến lâu dài và tích cực.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận