Để có tuổi già an nhàn, nhiều người Việt đã hành động thay vì chỉ mơ ước - Ảnh:PRU
Theo tổ chức phi chính phủ HelpAge International, Việt Nam là 1 trong 10 quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Tỉ lệ và số lượng người Việt trên 60 tuổi dự kiến đạt 29,8 triệu người, chiếm 27,2% tổng dân số cả nước vào năm 2050.
Điều đáng nói, tốc độ già hóa dân số của nước ta diễn ra chỉ trong vòng 15-20 năm, trong khi các quốc gia phát triển phải qua nhiều thập kỉ.
Trước thực trạng này, Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam (Prudential Việt Nam) đã hợp tác với công ty nghiên cứu thị trường Kantar Việt Nam, thực hiện khảo sát đầu tiên về "Cuộc sống độc lập khi về già".
Kết quả khảo sát cho thấy, tồn tại một khoảng cách lớn giữa sự kì vọng và mức độ chuẩn bị của người Việt cho giai đoạn trên 60 tuổi.
Theo đó, có tới 85% người Việt mong muốn có một cuộc sống độc lập khi về già. Đặc biệt, tỉ lệ này còn cao hơn ở nhóm người có mối quan tâm nhất về vấn đề tài chính khi về già, chiếm 95%.
Tuy nhiên, chỉ có 4 trên 10 người Việt lên kế hoạch và hành động cho cuộc sống về già của mình. Trong đó, phụ nữ đang hoạch định cho cuộc sống về già tốt hơn nam giới, khi 75% phụ nữ được khảo sát cho biết họ đã có kế hoạch cho tuổi già của mình, so với chỉ 59% ở nhóm nam.
Hai lí do chính cho sự trì hoãn chưa có kế hoạch cho cuộc sống về già được người tham gia khảo sát đưa ra là: vướng bận trách nhiệm gia đình (51%) và tài chính chưa ổn định (44%).
Bên cạnh đó, mặc dù mức độ sẵn sàng cho cuộc sống về già của người Việt đang khá cao - trên 70%, nhưng mức độ tự tin có thể đạt được các kì vọng của mình cho cuộc sống về già chỉ khoảng 40% cho cả ba khía cạnh. Những người đã lập gia đình có vẻ sẵn sàng hơn (với hơn 74%) cũng như tự tin hơn (44%) cho cuộc sống tuổi già của mình so với nhóm độc thân.
Người Việt Nam có xu hướng bắt đầu hoạch định cho cuộc sống về già khi họ bước vào độ tuổi 40.
Khảo sát cũng tiết lộ, sức khỏe thể chất chính là mối quan tâm hàng đầu (59%) khi về già của người Việt, theo sau là sức khỏe tinh thần (30%) và tài chính (11%).
Theo đơn vị thực hiện, khảo sát trên đã thu thập thông tin của những người thuộc nhiều thành phần kinh tế, trong độ tuổi 30-45, đang tự kiếm tiền và không phụ thuộc hoàn toàn vào người khác về mặt tài chính.
Kết quả khảo sát "Cuộc sống khi về già" của người Việt - Nguồn: PRU
Ông Phương Tiến Minh, Tổng giám đốc Prudential Việt Nam, nhận định, trong bối cảnh kinh tế và xã hội Việt Nam đang từng ngày phát triển, cùng với sự thay đổi trong cấu trúc gia đình và sự ảnh hưởng từ lối sống cũng như văn hóa của các nước phương Tây, chúng ta có thể quan sát được những sự thay đổi đáng kể trong suy nghĩ và hành động của những người trẻ thuộc thế hệ Gen X và Gen Y về cuộc sống độc lập của họ khi về già, so với các thế hệ trước.
Dù có đến 85% mong muốn có một cuộc sống tuổi già độc lập, nhưng tỉ lệ người Việt đang chủ động lên kế hoạch và hành động để đạt được mong muốn này hiện chỉ ở mức 40%. Đây chính là thách thức mà bản thân mỗi người cần phải hành động ngay để đạt được một cuộc sống về già như kì vọng
Ông Phương Tiến Minh - Tổng giám đốc Prudential Việt Nam
"Với tôn chỉ mục đích giúp mọi người đạt được những điều tốt đẹp nhất trong cuộc sống, khảo sát "Cuộc sống độc lập khi về già" chính là bước đi đầu tiên của Prudential Việt Nam, chung tay giải quyết các thách thức của xã hội để già hóa không phải là gánh nặng. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai các hoạt động giúp người dân có kế hoạch chuẩn bị tốt hơn để tăng mức độ tự tin của họ cho cuộc sống độc lập khi về già. Đây cũng chính là khẳng định cho cam kết lâu dài của Prudential Việt Nam vì một cộng đồng người Việt khỏe mạnh và thịnh vượng", ông Minh chia sẻ thêm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận