Trong đó 75% các ca đột quỵ có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng thừa cholesterol.
TS.BS Nguyễn Bá Thắng, phó chủ tịch Hội Đột quỵ TP.HCM cho biết: “Cholesterol vốn là thành phần thiết yếu trong cơ thể, nhưng tình trạng thừa cholesterol sẽ gây ra hiện tượng tích tụ, tạo ra các mảng xơ vữa, khiến mạch máu hẹp lại và cuối cùng dẫn đến tắc nghẽn, từ đó gây thiếu máu não, dẫn đến đột quỵ. Các nghiên cứu thực tiễn đã cho thấy, 25% các ca đột quỵ liên quan trực tiếp đến tình trạng thừa cholesterol theo cơ chế này. Bên cạnh đó, thừa cholesterol cũng gián tiếp liên quan tới 50% các ca đột quỵ đối với các trường hợp tăng huyết áp, thoái hoá những mạch máu nhỏ”.
Theo Hội Đột quỵ TP.HCM, nếu kiểm soát tốt tình trạng thừa cholesterol trong cơ thể, sẽ giúp giảm 27% nguy cơ đột quỵ. Tình trạng thừa cholesterol diễn ra khá âm thầm, gần như không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện khi thực hiện các xét nghiệm hoặc khi đã gặp các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như đột quỵ.
Có hai nguyên nhân chính dẫn đến thừa cholesterol: yếu tố không thay đổi được (di truyền, tuổi tác, giới tính, bệnh lý nền) và yếu tố thay đổi được (chế độ dinh dưỡng, lối sống, thói quen vận động)… Để kiểm soát nhóm yếu tố thay đổi được, mỗi người cần tầm soát, kiểm tra sức khỏe định kỳ, tăng cường vận động, tập luyện thể dục thể thao và đặc biệt là áp dụng một chế độ dinh dưỡng khoa học.
Theo Viện Y học Ứng dụng Việt Nam (VIAM), một chế độ dinh dưỡng giúp ngăn ngừa tình trạng thừa cholesterol là hạn chế sử dụng nguồn chất béo từ phủ tạng động vật, nước luộc thịt, óc, lòng, mỡ động vật, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp… Thay vào đó, tăng cường bổ sung nguồn chất béo có lợi thường được tìm thấy nhiều trong các loại cá biển sâu như cá hồi, cá trích và trong các loại dầu thực vật như dầu gạo lứt, dầu đậu nành, dầu hướng dương,… Những loại dầu này còn đặc biệt giàu Gamma-Oryzanol và Phytosterol có khả năng giảm cholesterol máu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận