Trong dân gian, khoai lang là vị thuốc chữa bệnh đã được dùng từ rất lâu, có nơi còn gọi là “Sâm Nam”. Theo nhiều nhà khoa học, giá trị dinh dưỡng trong rau khoai lang còn cao hơn trong củ lang rất nhiều. Chẳng hạn như hàm lượng vitamin B6 trong lá khoai lang cao gấp 3 lần trong củ khoai, còn hàm lượng vitamin C thì cao gấp 5 lần.
Trong Đông y, rau khoai lang có vị ngọt, tính bình, không độc, bổ hư tổn, ích khí lực, kiện tỳ vị, bổ thận âm, dùng chữa tỳ hư, kém ăn, thận âm bất túc.
Một số bài thuốc trị bệnh từ rau khoai lang mà bạn có thể tham khảo:
1. Trị mụn
Lá khoai lang có tác dụng hút mủ nhọt đã vỡ rất tốt, do đó có thể giã nhuyễn chúng để lấy tinh chất đắp lên mặt.
Chuẩn bị: 20g lá khoai lang non, 10g đậu xanh, 1/2 thìa muối tinh.
Cách làm: Rửa sạch lá khoai lang rồi cho tất cả nguyên liệu vào giã nhuyễn. Lấy vải mỏng bọc phần bã thu được rồi đắp lên mụn.
2. Chữa tình trạng băng huyết ở phụ nữ
Chọn những lá rau lang tươi rồi đem đi giã thành nước cốt để uống.
3. Trị buồn nôn, ốm nghén
Vì rau lang chứa nhiều vitamin B6 nên có tác dụng giảm buồn nôn, ốm nghén đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ đầu. Ngoài ra ăn nhiều món ăn chế biến từ rau lang cũng giúp mẹ bầu khắc phục được tình trạng chán ăn hoặc ăn không ngon trong thời gian thai kỳ.
4. Nhuận tràng
Trong Đông y, rau lang có vị ngọt, mát, chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng nên là thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Đối với bệnh nhân nhuận tràng thì ăn rau lang luộc chín sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.
Ngoài ra, trong lá rau lang thường chứa hàm lượng chất nhựa tẩy khoảng 1,95% – 1,97% nên có tác dụng nhuận trường rất tốt.
5. Hỗ trợ trị bệnh tiểu đường
Vì lá rau lang có đặc tính giảm đường huyết nên đây sẽ là thực phẩm rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Nên nhớ là bạn chỉ nên dùng phần rau, không dùng củ vì củ chứa nhiều tinh bột.
Trong đọt rau lang đỏ chứa một chất gần giống insulin, tuy nhiên ở lá già không có chất này. Do vậy, bệnh nhân tiểu đường nên chọn đọt của lá khoai lang non để ăn. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể ăn rau khoai lang luộc cũng sẽ giúp đẩy lùi căn bệnh hiệu quả.
6. Chữa yếu sinh lý ở nam
Đối với nam giới có tình trạng sinh lý kém nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày món rau lang xào tỏi để cải thiện tình trạng sức khỏe. Bạn có thể xào món này cùng với tôm, thịt bò hay thịt gà đều rất tốt.
Mỗi tuần nên ăn 2 lần, duy trì một thời gian sẽ lấy lại được phong độ.
7. Thanh nhiệt, giải độc
Trong Đông y, rau lang không có tính độc, tự thận âm, có tác dụng bồi bổ cơ thể, đặc biệt giúp thanh nhiệt, giải độc vào những ngày tiết trời oi bức. Hoặc khi cơ thể gặp vấn đề về nhiệt (nóng), bạn cũng có thể ăn rau lang để giúp hạ nhiệt.
Những sai lầm không nên mắc khi ăn rau lang
Rau lang rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên để chúng phát huy được hoàn toàn tính hiệu quả thì cần tránh những sai lầm sau.
- Tránh ăn rau khoai lang sống vì sẽ gây bệnh táo bón.
- Không được ăn quá nhiều rau lang một lúc thì có thể làm dư thừa canxi, hình thành nên sỏi thận, không tốt cho sức khỏe. Phải ăn rau lang xen kẽ với những loại rau khác để tăng hàm lượng chất dinh dưỡng nạp vào cơ thể. Có thể ăn rau lang kèm đạm động vật, thực vật để cân bằng thành phần dinh dưỡng.
- Khi đói thì không được ăn rau lang vì có thể làm cơ thể mệt mỏi do lượng đường huyết lúc này đã giảm thấp.
Cách ăn rau lang đúng cách
Khi dùng nước rau lang để ăn và chữa bệnh thì nên dùng lần nước thứ hai. Bởi lần nước đầu tiên thường có vị hăng và đắng, không phù hợp với khẩu vị của nhiều người.
Ngoài ra, để rau lang phát huy tốt nhất công dụng chữa bệnh thì nên chế biến chúng thành những món luộc, vừa tận dụng được nước rau mà còn thuận tiện trong khâu chế biến. Mùa hè bạn nên ăn rau lang luộc để dễ tiêu và có tác dụng thanh mát cho cơ thể. Mùa đông thì có thể chuyển sang món rau lang xào với tỏi thì phù hợp hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận