Trụ sở UBND TP Hà Nội - Ảnh: T.N.
Về kết quả giải ngân theo ngành, lĩnh vực, UBND TP Hà Nội cho biết lĩnh vực văn hóa đạt cao nhất, với 238/493 tỉ đồng (48,3% kế hoạch); các lĩnh vực hạ tầng tái định cư, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân đứng thứ 2 (31,3% kế hoạch); lĩnh vực giáo dục - đào tạo và giáo dục dạy nghề đứng thứ 3 (19,7% kế hoạch).
Tuy nhiên, lĩnh vực giao thông, lĩnh vực y tế, dân số và gia đình chỉ đạt 10-12% kế hoạch; nhiều lĩnh vực đạt dưới 10%. Đáng chú ý, lĩnh vực môi trường chỉ đạt 1%; lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật cấp, thoát nước chỉ đạt 1/272 tỉ đồng, đạt 0,4% kế hoạch.
Lĩnh vực thể dục, thể thao chưa giải ngân đồng nào, dù được giao kế hoạch 18 tỉ đồng; lĩnh vực phát thanh, truyền hình cũng rơi vào tình trạng tương tự dù được giao 28,5 tỉ đồng theo kế hoạch.
Kết quả giải ngân vốn đầu tư công cấp huyện đạt 5.738,287 tỉ đồng, đạt 23,03% kế hoạch TP giao.
Đối với các ban quản lý dự án (BQLDA) của TP và các sở, ngành, báo cáo của TP cho biết BQLDA đầu tư xây dựng công trình dân dụng đạt 37% kế hoạch.
BQLDA đầu tư xây dựng công trình giao thông đạt 24,9% kế hoạch; BQLDA đường sắt đô thị Hà Nội đạt 9% kế hoạch; BQLDA đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp đạt 3,4% kế hoạch; Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt 2,9% kế hoạch; Bảo tàng Hà Nội đạt 0,1% (137 triệu đồng).
Đáng chú ý, các đơn vị chưa giải ngân đồng nào là Sở Tài nguyên - môi trường; Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội; Đài Phát thanh truyền hình Hà Nội, Cục Hậu cần (Bộ Công an).
Đối với 30 quận, huyện, thị xã, kế hoạch vốn là 30.252,003 tỉ đồng; một số quận, huyện có kết quả giải ngân tốt là Ba Đình, Long Biên, Tây Hồ, Mỹ Đức, Đan Phượng.
Một số quận, huyện, thị xã có kết quả giải ngân rất thấp và thấp. 15 đơn vị giải ngân thấp hơn mức bình quân chung của toàn TP.
Cũng theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, hiện nay còn một số quận, huyện có tỉ lệ giải ngân các dự án cấp TP rất thấp: Mỹ Đức, Mê Linh, Ứng Hòa, Thường Tín, Thạch Thất đều ở 0%. Thanh Oai (0,1%), Hoàng Mai (0,5%), Sóc Sơn (1,7%), Phú Xuyên (2,2%), Hai Bà Trưng (2,9%), Ba Vì (3,2%), Nam Từ Liêm (4%), Hoài Đức (5%), Quốc Oai (6,3%), Ba Vì (6,3%), Đông Anh (7,1%), Phúc Thọ (7,8%).
Trong đó có những đơn vị tỉ lệ giải ngân các dự án cấp huyện thì cao nhưng tỉ lệ giải ngân các dự án cấp TP rất thấp. Như Mỹ Đức, giải ngân dự án cấp huyện là 36,3% nhưng chưa giải ngân đồng nào các dự án cấp TP.
Mê Linh giải ngân dự án cấp huyện là 38,1% nhưng cũng chưa giải ngân dự án cấp TP. Thanh Oai giải ngân dự án cấp huyện đạt tới 42,2% nhưng dự án cấp TP chỉ giải ngân được 0,1%.
Nhà máy của Công ty thuốc lá Thăng Long được đề xuất di dời ra khỏi nội đô - Ảnh: NAM TRẦN
Báo cáo trên của UBND TP Hà Nội gửi HĐND TP nhằm chuẩn bị cho kỳ họp thường kỳ HĐND giữa năm 2022.
Dự kiến, kỳ họp được tổ chức trong 4 ngày (từ ngày 5 đến 8-7-2022) để xem xét, thông qua 35 nội dung, trong đó có 16 báo cáo, 19 tờ trình và dự thảo nghị quyết.
Cũng để chuẩn bị cho kỳ họp, UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND TP về danh mục nhà, đất phải di dời theo quy hoạch trên địa bàn.
Theo đó, trong 5 năm tới, Nhà máy Bia Hà Nội và 8 cơ sở ở quận Hoàn Kiếm, Thanh Xuân, Đống Đa, Bắc Từ Liêm, Long Biên sẽ di dời theo quy hoạch.
TP đề xuất di dời 10 cơ sở do các doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ hoặc công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do Nhà nước nắm trên 50% vốn điều lệ đang quản lý, sử dụng.
Trong danh mục UBND TP Hà Nội đề xuất, có nhiều cơ sở nhà đất nằm tại vị trí đất vàng nội đô như Nhà máy Bia Hà Nội tại 183 Hoàng Hoa Thám, Công ty in báo Nhân Dân tại 15 Hàng Tre, cơ sở 51 Hàng Bồ của báo Lao Động, Công ty TNHH MTV in báo Hà Nội Mới ở 35 Nhà Chung...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận