Đến thời điểm hiện tại, không có một loại thực phẩm, chất dinh dưỡng nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn sự xâm nhập của COVID-19 lên cơ thể. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để tránh tối đa nguy cơ lây nhiễm bệnh tật với một chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Đặc biệt là sau khi tiêm vaccine, tùy thuộc vào cơ địa từng người mà sẽ có những tác dụng phụ khác nhau như sốt nhẹ, đau mỏi toàn thân… Triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ tùy vào sức đề kháng, tuy nhiên việc bổ sung thực phẩm có lợi cho sức khỏe để hồi phục cơ thể sau tiêm là vô cùng quan trọng.
Nên ăn những loại thực phẩm nào sau khi tiêm vaccine phòng Covid?
1. Rau có lá màu xanh đậm
Những loại rau có lá màu xanh đậm chứa nhiều chất chống oxy hóa, các chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để khỏe mạnh hơn. Rau xanh cũng giúp kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư, bệnh tim.
Ngoài ra, rau xanh còn rất tốt cho chức năng của não bộ, có lợi cho sức khỏe và làm chậm chứng suy giảm trí nhớ ở người già. Bạn có thể tìm thấy rau xanh trong các loại thực phẩm như: bông cải xanh, cải bó xôi, cải xoăn, rau bina, rau ngót, rau muống…
2. Canh hầm hoặc súp
Đường ruột liên kết chặt chẽ với hệ thống não bộ, giúp duy trì sức khỏe tổng thể, tăng cường khả năng miễn dịch. Đường ruột đạt trạng thái cân bằng lý tưởng khi số lượng vi khuẩn có lợi được duy trì ở mức 85% so với 15% vi khuẩn có hại. Khi cán cân này bị mất thăng bằng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể, gây ra chứng tự kỷ ở trẻ em, trầm cảm, sa sút tinh thần của người lớn, viêm ruột và có hại cho nhiều bộ phận khác.
Do đó, nuôi dưỡng sức khỏe đường ruột cũng là bước quan trọng để đạt được cơ thể khỏe mạnh. Hãy ăn nhiều canh hoặc súp có nguyên liệu từ các loại rau củ giàu chất xơ kèm với gia vị kháng viêm sẽ rất có lợi cho đường ruột.
3. Hành, tỏi
Trong thành phần hành và tỏi đều chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các gốc tự do làm tổn thương tế bào, phòng ngừa căn bệnh ung thư. Ăn nhiều hành, tỏi cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp nhiều lợi khuẩn probiotic có lợi cho đường ruột.
Để tận dụng được tối đa giá trị dinh dưỡng của hành và tỏi, bạn nên ăn sống, thái nhỏ hoặc băm. Ngoài ra, nên dùng ít nhất 1 nửa chén hành thái nhỏ và 5 tép tỏi mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng của cơ thể hiệu quả.
4. Nghệ
Theo phân tích, chỉ trong một củ nghệ nhỏ đã chứa rất nhiều hợp chất có lợi cho sức khỏe như curcuminoid, tinh dầu nghệ, protein, các chất vô cơ, hợp chất vi lượng, chất xơ và tinh bột nghệ. Nghệ có hàm lượng curcumin cao nên có đặc tính kháng viêm, giúp bảo vệ não bộ khỏi tình trạng căng thẳng tinh thần, cải thiện trí nhớ, thúc đẩy não bộ hoạt động hiệu quả hơn.
5. Việt quất
Việt quất giàu chất chống oxy hóa, chứa nhiều vitamin có lợi như C, B2, B6, E và K, chất xơ… giúp cải thiện nồng độ serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh và cải thiện các hoạt động sinh học của cơ thể. Trong y học hiện đại, việt quất chứa nhiều chất dinh dưỡng nên giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa, phòng chống ung thư, bảo vệ sức khỏe tim mạch, cải thiện trí nhớ, làm đẹp da…
6. Lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin
Bổ sung đầy đủ vitamin giúp tăng cường sức khỏe thể chất, làm đẹp da, ngăn ngừa quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Bạn có thể cung cấp vitamin tự nhiên cho cơ thể bằng các thực phẩm dưới đây:
- Vitamin A có nhiều trong rau có lá màu xanh đậm, hoa quả màu vàng như gấc, đu đủ, xoài, rau dền cơm… hay các thức ăn từ động vật như gan gà, gan lợn…
- Vitamin E có nhiều trong các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên như đậu tương, giá đỗ, vừng lạc, mầm lúa mạch, dầu hướng dương, dầu ô-liu..., các loại rau có lá màu xanh đậm như rau ngót, rau đay, cải ngọt, súp lơ xanh, rau cải, xà lách…
- Vitamin C có nhiều trong các loại rau như rau ngót, rau mùi tàu, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, hành hoa..., các loại quả như bưởi, đu đủ, quýt, cam, chanh...
- Vitamin D có nhiều trong gan cá, lòng đỏ trứng, cá, hải sản, sữa…
- Vitamin B có nhiều trong cám gạo, ngũ cốc, các loại hạt đậu, mè, mầm lúa mì, tim, gan.
Sau khi tiêm vaccine, cơ thể có thể gặp các tác dụng phụ như đau, sốt. Tuy những triệu chứng này có thể biến mất sau vài ngày nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng sinh hoạt của bạn. Hãy bổ sung nước cho cơ thể để khắc phục tình trạng trên, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng. Uống thêm nước hoa quả chứa nhiều vitamin A hay vitamin C như nước chanh, nước cam, nước bưởi ép… sẽ có lợi cho sức khỏe.
Cần lưu ý điều gì sau khi tiêm vaccine phòng ngừa COVID-19?
- Sau khi tiêm, nếu thấy các dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, sốt, sưng đau thì nên ăn nhiều thức ăn mềm, dễ tiêu có trong các loại cháo và súp. Có thể chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Trong trường hợp sốt cao, đau nhiều thì nên uống thuốc hạ sốt, giảm đau sẽ giảm được cảm giác khó chịu trong người.
- Khi ăn thì nên chọn thực phẩm tươi sống. Tránh dùng thịt gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi chế biến, tốt nhất là thực hiện quy tắc phòng bệnh “ăn chín uống sôi”.
- Thông thường sau khi tiêm, phản ứng thường gặp là sốt, vết tiêm nổi mẩn, mưng mủ. Tuy theo thể trạng sức khỏe của từng người, từng loại vaccine mà sẽ có những biểu hiện khác nhau, do đó cần theo dõi kỹ tình trạng mạch, nhiệt độ, huyết áp ít nhất là 30 phút mới ra về. Sau đó, hãy tiếp tục theo dõi tại nhà, nếu thấy các dấu hiệu bất thường thì báo cáo đến cơ sở y tế cần nhất để được điều trị kịp thời.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận