Theo nhiều nghiên cứu, không gian xanh xung quanh có thể giúp chúng ta tăng sự chú ý, trí nhớ và làm việc năng suất cao hơn. Cây xanh trong nhà cũng giúp cải thiện được chất lượng không khí. Ngoài ra, chăm sóc cây xanh giúp làm tăng cảm xúc nhẹ nhàng và thoải mái, giảm những căng thẳng tâm sinh lý trong mùa dịch.
Tuy nhiên, có một vài loài cây cảnh chứa chất độc. Chúng ta nên biết để đảm bảo an toàn đặc biệt cho trẻ em.
1. Cây thường xuân độc: Đây là loại cây bụi thấp có hoa nhỏ, và quả màu trắng vào mùa thu. Cây chứa nhựa cây urushiol, một hợp chất lỏng trong suốt gây phát ban và kích ứng da.
2. Cây dây leo thường xuân: Loại cây này khá đẹp và thường được trồng để trang trí nhà cửa, nhưng theo Gardener know how, loại cây này cũng khá độc. Nếu trẻ vô tình ăn vào có thể bị nôn mửa, tiêu chảy hoặc phát triển các vấn đề liên quan đến thần kinh. Lá cây có thể gây dị ứng da. Phụ nữ đang mang thai có thể bị ngộ độc nếu sử dụng sản phẩm được chiết xuất từ loài cây này. Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn sức khỏe là trồng cây trong một chậu treo lên cao.
3. Cây trầu bà lục lăng: Được nhiều người ưa chuộng trồng trong nhà và ít tốn công chăm sóc nhất. Cây có những chiếc lá độc đáo nên được nhiều người thích. Tuy nhiên, đây cũng là một loài thực vật có độc tính cao đối với trẻ em và động vật. Trẻ vô tình ăn vào thì có thể bị viêm da, sưng miệng và đường tiêu hóa. Có một số trẻ đã tử vong sau khi ăn một lượng lớn lá. Mặc dù đây là trường hợp rất hiếm nhưng đã được ghi nhận. Vì vậy, chúng ta phải luôn trồng chúng ở nơi cao ráo, tránh xa vật nuôi và trẻ em.
4. Cây môn trường sinh: Cây thường được trồng trong chậu cây để trên sàn nhà. Đây cũng là một trong những loại cây cảnh phổ biến. Theo dengarden, nhà có trẻ em nên cẩn thận vì khi trẻ nhỏ ăn lá cây vào thì có thể bị đau cực kỳ trong miệng, tiết nước bọt, cảm giác nóng rát, sưng và tê cổ họng. Cây có chứa các tinh thể canxi oxalate hình kim gọi là raphides, có thể làm tắc nghẽn đường hô hấp và cản trở quá trình hô hấp. Da có thể phát ban và ngứa sau khi tiếp xúc với nhựa cây. Khi bị tiếp xúc với mắt, nhựa cây có thể làm hỏng giác mạc và gây đau đớn tột độ. Chúng ta nên đeo găng tay khi xử lý cây trồng.
5. Cây môn kiểng: Có nhiều màu sắc khác nhau, bao gồm đỏ, hồng và trắng, vì vậy làm cho khu vườn nhỏ thêm hấp dẫn. Chúng phát triển tốt trong điều kiện ánh sáng yếu, và đôi khi có những bông hoa tương tự như hoa loa kèn. Nhưng, tất cả các bộ phận của cây môn kiểng đều độc hại đối với con người và động vật. Các triệu chứng sau khi ăn vào có thể bao gồm: đau rát và sưng miệng, lưỡi, môi và cổ họng, khó thở, nói và nuốt, và có thể bị tắc nghẽn đường thở dẫn đến tử vong.
6. Cây lan ý: Còn được gọi là bạch môn, vỹ hoa trắng hay huệ hòa bình. Cây có những búp hoa trắng muốt. Giống như cây môn trường sinh, cây lan ý có chứa tinh thể canxi oxalate và có thể gây ra các triệu chứng khó chịu nếu vô tình ăn vào, hoặc nếu chất lỏng từ cây tiếp xúc với da.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận