07/01/2015 08:00 GMT+7

​6 cách giảm đau bụng kinh

TDV
TDV

Đau bụng kinh xảy ra do sự co thắt tử cung để đẩy kinh nguyệt ra ngoài. Ở mỗi người lại có mức độ đau bụng kinh khác nhau, thời điểm bị đau bụng kinh cũng khác nhau: có người đau vào ngày đầu tiên của chu kỳ, có người đau trong suốt chu kỳ, có người đau ở cuối chu kỳ.

Sau đây là một vài lời khuyên giúp bạn làm dịu cơn đau bụng kinh.

1. Sử dụng nhiệt

Áp một ít nhiệt lên bụng thật sự có thể làm dịu cơn đau bụng kinh. Sử dụng một miếng dán nhiệt hoặc áp một bình nước ấm lên bụng.

Tắm nước nóng bằng vòi hoa sen cũng là một giải pháp tốt. Các bạn cũng nên chú ý uống nhiều nước, đặc biệt là nước ấm cũng sẽ giúp làm dịu cơn đau.

9XKchFy1.jpg

2.Tập thể dục

Bạn không muốn đến các phòng tập thể dục trong kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên trên thực tế, một số bài tập nhẹ nhàng có thể giúp đỡ bạn rất nhiều trong việc làm giảm đau bụng kinh.

Bạn có thể đi bộ nhanh hoặc đạp xe đạp trong những ngày này, vừa là để hít thở không khí trong lành, vừa giúp thư giãn các cơ, thoái mái tinh thần và giảm khó chịu trong những ngày có kinh.

3. Xoa bóp

Một số người sử dụng phương pháp xoa bóp để làm dịu các cơn đau. Cố gắng xoa bóp ở vùng bụng bị đau với những động tác nhẹ nhàng, theo hướng vòng tròn.

Để giảm những khó chịu trên, nhiều bạn đã chọn cách đấm lưng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa thì việc đấm lưng trong những ngày kinh nguyệt là có hại cho cơ thể bạn.

Vì khi chúng ta dùng tay đấm vào lưng và thắt lưng có thể làm khoang chậu bị xung huyết nặng nề hơn, máu chảy tăng hơn, ra nhiều, liên tục và kéo dài thời gian hành kinh.

4.Chế độ ăn uống

Không nên ăn nhiều tinh bột, chất béo và các thực phẩm chế biến sẵn, nó sẽ khiến cơ tử cung co bóp nhiều hơn gây hiện tượng đau bụng dữ dội.

Không uống cà phê, chè,... các nước uống có chứa cafein.

Nên ăn nhiều cá: Trong cá đặc biệt là cá hồi, cá ngừ có chứa hàm lượng omega 3 tự nhiên an toàn giúp giảm nhẹ sự co bóp cơ tử cung, giúp giảm đau khi có kinh nguyệt.

Nên bổ sung thịt bò, sữa trước chu kỳ kinh khoảng 2 tuần: hai loại thực phẩm này giàu canxi, giúp làm giảm lượng acid arachidonic hạn chế cơn đau.

Nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin C, B6, E, Magie, Kali, Canxi… Magie giúp giãn cơ trơn tử cung làm giảm cơn đau bụng kinh (1 ngày nên bổ sung 300mg magie).

Ăn nhiều hạt vừng, rau bina, nấm, hải sản: những thực phẩm này chứa nhiều kẽm. Kẽm tác dụng vào prostaglandin làm dịu nhẹ cơn đau. Nên dùng 30g kẽm mỗi ngày trong thời kỳ hành kinh.

Nên ăn nhiều chuối, nho khô, nước cam: Thực phẩm chứa nhiều kali, thiếu kali khiến cho cơ trơn co bóp nhiều hơn, chính vì thế bổ sung lượng kali thích hợp (khoảng 500mg/1 ngày) trong thời kỳ kinh nguyệt giúp giảm đau bụng kinh do cơ trơn co bóp thường xuyên. Đối với những bệnh nhân có bệnh tim mạch cần hỏi ý kiến bác sĩ khi bổ sung kali.

5.Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ vùng kín vào những ngày này là rất cần thiết, tránh làm việc nặng, làm việc quá sức, không nên sinh hoạt tình dục trong những ngày này cũng giúp bạn giảm đau bụng kinh.

6. Khi nào cần đến bác sĩ

Nếu bạn có bất cứ lo lắng nào về cơn đau bụng kinh, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ. Đặc biệt, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu gặp bất cứ vấn đề nào sau đây: - Đau bụng nhiều - Đau bụng thậm chí sau khi chu kỳ kinh nguyệt đã qua - Ra máu giữa các chu kỳ kinh nguyệt hoặc ra máu nhiều hơn hoặc lâu lơn thường lệ - Có chảy dịch bất thường từ âm đạo, đặc biệt khi nó dính hoặc có mùi hôi - Sốt

Trường hợp đau nhiều quá các bạn có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ một loại thuốc nào nếu không có hướng dẫn của bác sĩ.

Cốm Kim Nguyệt Kiều là sự kết hợp các dược liệu quý như: Ích mẫu, Ngải cứu, Hương phụ, Hồng hoa, Tinh chất mầm đậu nành có tác dụng giúp điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, hỗ trợ cải thiện nội tiết tố nữ.

Sản xuất bởi Công ty dược Trung ương Mediplantex, sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép lưu hành sản phẩm. Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc. Điện thoại tư vấn: (04) 3990 6195 - 3668 6226 hoặc truy cập website www.kimnguyetkieu.vn.

kNOM2Qy4.jpg

Số GPQC: 1606/2014/XNQC-ATTP. Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

TDV
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên