11/10/2023 13:36 GMT+7

6 bí kíp giúp học tập nhanh, hiệu quả hơn

Là một trong những nhà khoa học nổi tiếng của Úc trong lĩnh vực thần kinh não bộ, giáo sư Lila Landowski vừa chia sẻ cách tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn so với cách học tập truyền thống.

Chọn cách học đúng để đạt kết quả tốt mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức - Ảnh: ARMI

Chọn cách học đúng để đạt kết quả tốt mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức - Ảnh: ARMI

Cụ thể, giáo sư Landowski - giám đốc Viện Nghiên cứu y khoa và xã hội Úc - cho biết có sáu yếu tố bao gồm: sự chú ý, khả năng cảnh báo, sự lặp lại, chất lượng giấc ngủ, những khoảng nghỉ ngơi ngắn và việc chấp nhận sai lầm liên quan tới việc tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.

Người học hãy thử thách bản thân và coi sai lầm là cơ hội để phát triển thay vì ám ảnh hay coi đó là điều hoàn toàn tiêu cực.

Giáo sư LILA LANDOWSKI

Sự chú ý rất quan trọng trong việc tiếp thu kiến thức mới, giúp cải thiện đáng kể khả năng lưu trữ thông tin. Đây là thử thách lớn hàng đầu đối với nhiều người do sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội, điều ảnh hưởng đáng kể đến khả năng tập trung của chúng ta.

Giải pháp gợi ý từ vị giáo sư này là thực hành thiền để luyện khả năng tập trung. Song song đó, tập các bài thể dục với quỹ thời gian eo hẹp, các bài tập trong thời gian ngắn vẫn hiệu quả để tăng khả năng chú ý trong vài giờ.

Đối với giấc ngủ, đây là yếu tố quan trọng vì hồi hải mã - trung tâm ghi nhớ và tiếp thu kiến thức trong não bộ, chịu trách nhiệm về trí nhớ ngắn hạn - sẽ chuyển thông tin đến trí nhớ dài hạn trong khi chúng ta ngủ. Việc thức trắng đêm để học hoặc nhồi nhét kiến thức trong thời gian ngắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình trên.

Việc lặp lại các kiến thức được học cũng là điều nhất thiết phải làm. Theo giáo sư Landowski, đây là "chìa khóa" để củng cố liên tục các bước liên quan đến tiếp nhận kiến thức, kỹ năng. Việc luyện tập thường xuyên sẽ nâng cao hiệu quả của não trong việc tạo ra các kết nối mới, thúc đẩy việc học tập hiệu quả.

Nói về giá trị của những khoảng thời gian nghỉ ngơi ngắn, giáo sư Landowski cho rằng điều này cung cấp cho não thời gian để ôn lại thông tin và củng cố nó. Chế độ cảnh báo của cơ thể sẽ giúp kích hoạt phản ứng "chiến hay chạy" (tạm hiểu là một phản ứng sinh lý xảy ra trong khi cơ thể cảm nhận về một mối đe dọa, tấn công, hay nguy hiểm ảnh hưởng đến sự sinh tồn).

Phản ứng trên có thể sản sinh thông qua việc tập thể dục, một số phương pháp thở hay các tác nhân gây căng thẳng mức độ nhỏ hoặc vừa phải. Cần lưu ý là những căng thẳng mạn tính lại có tác động tiêu cực đến trí nhớ và khả năng học tập.

Cuối cùng, ông đề cập đến ý nghĩa của việc chấp nhận những sai lầm. Điều này sẽ kích hoạt phản ứng của não, từ đó giúp tăng cường sự chú ý và tạo cơ hội cho cơ chế thần kinh mềm dẻo. Những sai lầm dẫn đến việc giải phóng các chất điều biến thần kinh giúp cải thiện việc học.

Anh em nhà bác sĩ 9X lì xì "bí kíp" để có một năm mới rạng ngờiAnh em nhà bác sĩ 9X lì xì 'bí kíp' để có một năm mới rạng ngời

Đều có thành tích học tập xuất sắc và ngoại hình luôn tràn đầy năng lượng, hai anh em bác sĩ 9X Nguyễn Trung Nghĩa và Nguyễn Trung Kiên chia sẻ với bạn đọc Tuổi Trẻ Online những cách đón Tết lẫn một năm mới hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên