16/08/2019 13:45 GMT+7

55.000 đơn vị nợ đọng hơn 6.000 tỉ đồng tiền bảo hiểm các loại

XUÂN LONG
XUÂN LONG

TTO - Tình trạng nợ đọng các loại bảo hiểm hiện nay lên tới trên 6.000 tỉ đồng và số các đơn vị vi phạm, nợ đọng lên tới trên 55.000 đơn vị, trong khi tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn diễn ra phổ biến.

55.000 đơn vị nợ đọng hơn 6.000 tỉ đồng tiền bảo hiểm các loại - Ảnh 1.

Ông Đào Việt Ánh, phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội VN cho biết hiện còn khoảng 55.000 đơn vị nợ đọng hơn 6.000 tỉ đồng tiền bảo hiểm các loại - Ảnh: XUÂN LONG

Nếu xâm phạm quyền lợi của người lao động, doanh nghiệp sẽ bị xem xét truy tố về hình sự, đó là biện pháp cứng rắn nhất theo quy định pháp luật. Tôi tin các doanh nghiệp sẽ không dám chiếm dụng các nghĩa vụ đóng góp nữa, quyền lợi người lao động sẽ được đảm bảo

Ông NGUYỄN TRÍ TUỆ - phó chánh án TAND tối cao

Sáng 16-8, Tòa án nhân dân (TAND) tối cao tổ chức công bố nghị quyết số 05 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao về hướng dẫn áp dụng điều 214 tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; điều 215 về tội gian lận bảo hiểm y tế; điều 216 về tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Theo ông Đào Việt Ánh - phó tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam - hiện có khoảng 14,8 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội, 12,7 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và 84,7 triệu người tham gia bảo hiểm y tế. Số người tham gia bảo hiểm y tế bằng 89,3% dân số.

"Mỗi năm chúng tôi giải quyết chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội cho khoảng trên 10 triệu người hưởng các loại bảo hiểm xã hội và trên 170 triệu lượt người hưởng chế độ bảo hiểm y tế. Nói như vậy để thấy số lượng người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay trên địa bàn cả nước rất lớn" - ông Ánh nói.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách có rất nhiều vấn đề, đặc biệt tình trạng trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp của chủ lao động với người lao động còn rất phổ biến. Tình trạng trục lợi các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế vẫn diễn ra ở nhiều địa phương và xu hướng ngày càng phức tạp hơn.

Ông Ánh cho biết Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã thực hiện nhiều giải pháp như thanh tra, kiểm tra, chuyển nhiều hồ sơ vụ việc trốn đóng bảo hiểm xã hội đến các cơ quan để xử lý hình sự.

Tuy nhiên, tình hình nợ đọng vẫn ở mức cao. Tính đến cuối tháng 7-2019, số nợ đọng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp vẫn ở mức trên 6.000 tỉ đồng. Số đơn vị vi phạm, nợ đọng lên tới khoảng trên 55.000 đơn vị.

Ông Nguyễn Trí Tuệ, phó chánh án TAND tối cao, thông tin tại buổi công bố - Video: XUÂN LONG

Ông Nguyễn Trí Tuệ - phó chánh án TAND tối cao - cho biết Bộ luật hình sự 2015 đã bổ sung 3 tội danh gồm tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; gian lận bảo hiểm y tế; tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.

Theo đó, với nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao hướng dẫn áp dụng các điều về các tội danh nêu trên, cơ chế xử lý của các cơ quan từ thanh tra Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến việc điều tra, truy tố, xét xử đều thuận lợi.

Ngoài ra, ông Trí cũng cho biết cơ quan bảo hiểm đã chuyển gần 100 vụ sang cơ quan điều tra xem xét xử lý. Đã có một số vụ được điều tra, xét xử và vẫn đang tiếp tục điều tra các vụ việc khác.

Hơn 8.400 doanh nghiệp ở TP.HCM phá sản, bỏ trốn, nợ bảo hiểm hơn 347 tỉ

TTO – Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP.HCM, ông Phan Văn Mến cho biết thông tin này tại buổi làm việc với đoàn giám sát của hội đồng quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam chiều 30-10.

XUÂN LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên