Tiến sĩ tâm lý Trì Thị Minh Thúy chia sẻ về tình trạng khủng hoảng tinh thần của người bệnh mắc COVID-19 trong quá trình điều trị - Video: AN MỸ
Cuộc khảo sát này do Bệnh viện Chợ Rẫy triển khai, dưới sự tham gia hỗ trợ từ tiến sĩ tâm lý Trì Thị Minh Thúy (chuyên gia trị liệu tâm lý thuộc trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) cùng với các cộng sự.
Thời gian khảo sát trong 4 ngày với 32 mẫu, là các bệnh nhân nặng đang nằm điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19 TP Thủ Đức.
Ngoài các yếu tố nêu trên, quá trình khảo sát và tư vấn, hỗ trợ điều trị tâm lý cho các bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện còn chỉ ra rằng với bệnh nhân từng thở oxy dòng cao (HFNC) có tỉ lệ trầm cảm 66,7%. Tương tự, những bệnh nhân từng thở oxy qua mặt nạ hoặc thở máy cũng có tỉ lệ rối loạn lo âu cao, lên tới 66,7%.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy bệnh nhân khá hài lòng về mọi mặt trong suốt quá trình điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19. Trong đó, có 67% bệnh nhân rất mong muốn được tư vấn, điều trị tâm lý trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện và sau khi xuất viện.
"Khi bị bệnh thông thường còn có người thân theo cùng chăm sóc, nhưng với COVID-19 họ phải cách ly, tôi thấy có quá nhiều vấn đề lo lắng, chán nản, hoảng loạn, trầm buồn của người bệnh" - TS Thúy chia sẻ.
Bằng việc tiếp cận trực diện, bà nói rằng cố gắng khơi gợi với hy vọng giúp bệnh nhân những gì cụ thể nhất như cho ăn, uống, massage… Việc được hỗ trợ tâm lý góp phần giúp bệnh nhân bình tĩnh, dần dần chấp nhận thực tại và có thể vượt qua được cú sốc, vực dậy tinh thần chiến đấu với bệnh tật.
"Vắc xin tinh thần"
Từ ngày 10-9, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) vừa triển khai chương trình "vắc xin tinh thần", hỗ trợ sức khỏe tinh thần miễn phí cho người dân tại TP.HCM.
Đặc biệt đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong nhân dân, nhất là các nhóm dễ bị tổn thương do đại dịch như bệnh nhân, thân nhân người bệnh, nhân viên y tế, người lao động và học sinh, sinh viên.
Chương trình hướng đến 3 mục tiêu chính, bao gồm phổ quát phòng ngừa nâng cao sức khỏe tinh thần; tham vấn và trị liệu qua tổng đài 0987.111.801; hỗ trợ tái hòa nhập hậu COVID-19.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận