Thiết bị chuyên dụng phục vụ cho chuyến lặn thám hiểm sông ngầm dưới hang Sơn Đòong vào 1-4
Ông Rick Stanton, một trong ba thành viên nhóm thợ lặn từng tham gia giải cứu đội bóng Heo Rừng tại tỉnh Chiang Rai (Thái Lan) vào tháng 7-2018, đã đại diện giới thiệu về một số thiết bị được sử dụng trong chuyến lặn thám hiểm lần này.
Ngoài chân nhái và mặt nạ lặn, nhóm thám hiểm sẽ sử dụng các thiết bị chuyên dùng cho lặn trong hang động được chuyển từ Anh sang Việt Nam.
Mỗi thợ lặn được trang bị mũ bảo hiểm, có hai đèn pin hai bên và tích hợp camera để quay phim dưới nước. Họ có thêm đèn chiếu sáng cầm tay hỗ trợ cho tầm nhìn xa và giúp phát hiện vật cản ở khoảng cách xa.
Từ trái sang: chân nhái, bình oxy, mũ bảo hiểm có gắn đèn và camera, đèn pin cầm tay và mặt nạ lặn
Dây thừng và các vật dụng khác phục vụ chuyến thám hiểm
Ông Rick Stanton giới thiệu về chân vịt
Để đánh dấu các đoạn đường đã đi qua hoặc quay lại khi cần, nhóm thợ lặn cũng mang theo các đoạn dây thừng dài 200 m, mang la bàn để vẽ bản đồ ngay trong hệ thống sông ngầm.
Mỗi lần lặn, một thợ lặn sẽ mang theo đoạn dây thừng chuyên dụng dài 200m, kéo theo chiều dài đường đi. Sau khi lặn hết 200m dây thừng, người lặn sẽ quay lại điểm xuất phát theo đoạn dây này. Thợ lặn tiếp theo sẽ lặn đến đoạn 200m của người trước, buộc dây thừng và tiếp tục nối với nhau cho đến khi hoàn thành khoảng cách 600m của dòng sông ngầm.
Đối với các thợ lặn thông thường, chỉ cần mang một bình khí sau lưng là đủ. Tuy nhiên, trong điều kiện hang động có nhiều ngóc ngách, không gian hẹp, ông Rick cho biết mỗi thợ lặn lần này sẽ mang hai bình hai bên hông, là phương án dự phòng trong các tình huống rủi ro.
Mỗi bình dùng được tối đa trong 1 tiếng liên tục. Giải pháp này cũng được các chuyên gia lặn vận dụng triệt để và mang lại thành công cho cuộc giải cứu đội bóng Heo Rừng tại Thái Lan.
Ngoài ra, thiết bị cuối cùng được các thợ lặn trang bị chính là hệ thống bình khí lặn tuần hoàn cho phép người dùng lặn 5 tiếng liên tục dưới nước.
Trong vòng 2 ngày, nhóm porter gồm 25 người đã giúp vận chuyển toàn bộ số thiết bị nặng gần 500kg lên khu vực hang , chuẩn bị cho hành trình ngày 1-4.
Ông Hoàng Hải Vân, phó giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, cho biết chuyến thám hiểm dòng sông ngầm sẽ giúp trả lời câu hỏi về sự đa dạng cũng như kết nối giữa hang Sơn Đoòng và hang Thung. Trong đó, quan trọng nhất là chuyển từ bước nghiên cứu hang khô và phần lộ thiên sang khảo sát và nghiên cứu hệ thống sông ngầm.
Loại bình lặn đặc biệt giúp các chuyên gia lặn liên tục trong 5 tiếng
Từ trái sang: nhóm 4 thợ lặn gồm ông Chris Jewell, ông Jason Malison, ông Rick Stanton và ông Martin Holroyd
Chuyến thám hiểm dự kiến bắt đầu vào sáng 1-4 và kết thúc vào ngày 6-4, với các thành viên bao gồm ông Howard Limbert - trưởng nhóm thám hiểm BCRA tại Việt Nam, ông Martin Holroyd - chuyên gia BCRA và các ông Rick Stanton, Jason Mallinson và Chris Jewell.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận