Lũ ngập đến cổ người ở Hội An sau khi bị bão Damrey năm 2017 - Ảnh: Reuters
Theo trang The Guardian, 50 năm trước Viện nghiên cứu Stanford, Mỹ (SRI) gửi một báo cáo có tựa "Nguồn lợi, tình trạng dư thừa và số phận của những loại khí gây ô nhiễm môi trường" cho Viện dầu mỏ Mỹ (API) một tổ chức thương mại liên quan đến ngành công nghiệp năng lượng hóa thạch.
Báo cáo được các nhà khoa học thuộc Trung tâm Luật môi trường quốc tế đánh giá như hồi chuông đầu tiên đánh động thế giới về tác hại của lượng CO2 gia tăng quá mức trong không khí.
Trong nghiên cứu, các nhà khoa học thuộc trường Stanford cho rằng nếu lượng CO2 không được kiểm soát sẽ gây ra tình trạng "biến đổi khí hậu" thông qua những biểu hiện cụ thể như nhiệt độ tăng, băng tan ở 2 cực và nước biển dâng.
Tiếp theo cụm từ "biến đổi khí hậu" năm 1968, thế giới đón nhận thuật ngữ "ấm lên toàn cầu".
"Ấm lên toàn cầu" được sử dụng lần đầu tiên trông một tạp chí khoa học bởi nhà địa hóa học Wallace Broecker từ Trạm quan sát địa chất Lamont-Doherty ở trường ĐH Columbia, Mỹ. Bài báo này có tựa đề "Biến đổi khí hậu: Phải chăng chúng ta đang đứng trước một bờ vực tên biến đổi khí hậu?''.
James Hansen cảnh báo về biến đổi khí hậu tại Nghị viện Mỹ vào năm 1988
20 năm sau năm 1968, nhà khoa học nổi tiếng của NASA James Hansen thuyết phục trước Nghị viện Mỹ rằng biến đổi khí hậu đã bắt đầu bất chấp sự ngờ vực của nhiều nhà khoa học khác.
Hansen cho rằng nhiệt độ Trái đất trong 5 tháng đầu năm 1988 ấm nhất trong vòng 130 năm tính từ khi các nhà khoa học bắt đầu ghi chép nhiệt độ hằng năm.
Hansen khẳng định chắc chắn 99% rằng nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu không phải là do tự nhiên mà chính là do con người. Kể từ đó, thế giới bắt đầu chú ý nhiều hơn đến biến đổi khí hậu.
Và nếu không có cụm từ "biến đổi khí hậu" năm 1968, các quốc gia mất thêm nhiều thời gian để ngồi vào bàn đàm phán các thảo luận về các biện pháp chung hạn chế tình trạng này.
Một số thành quả đạt được đến hiện tại có thể kể đến như Nghị định thư Kyoto kí năm 1997 có hiệu lực năm 2005 và sau này là Thỏa thuận chung Paris trong khuôn khổ của Công ước khung của Liên hiệp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) chi phối các biện pháp giảm CO2 từ năm 2020.
Các nhà khoa học cho rằng chúng ta đã mất đến nửa thế kỷ để các đưa ra các chính sách hợp lí và có sự can thiệp kịp thời.
Đến nay, tình hình ngày càng phức tạp, thế giới liên tiếp chịu các thiên tai và thời tiết khắc nghiệt. Những con số báo động về tình trạng hạn hán, lũ lụt, bão, nước biển dâng, nhiệt động tăng luôn có trên các mặt báo.
Điển hình như trong năm 2017 tại Mỹ, có hơn 16 thảm họa thiên nhiên, để lại tổng thiệt hại đến 206 triệu đô, bỏ xa năm tốn kém kế tiếp đến 100 triệu đô (năm 2005).
Do đó, từ một cảnh cáo nhỏ của SRI cho API 50 năm trước, ngày nay "biến đổi khí hậu" là cảnh báo toàn cầu, cho mọi châu lục, mọi quốc gia.
Hãy cùng nhìn lại sau 50 năm, biến đổi khí hậu đã khốc liệt như thế nào?
Trận cháy rừng kinh hoàng ở khu vực O'Higgins, nam Chile vào tháng 1-2017 - Ảnh: Reuters
Dùng mặt bàn để di chuyển dọc theo con phố biến thành sông sau những trận mưa lớn ở Sao Paulo, Brazil tháng 4-2017 - Ảnh: Reuters
Vượt lũ đục ngầu và chảy xiết trên một con phố sau khi nước sông Huaycoloro (Peru) tràn bờ tháng 3-2017 - Ảnh: Reuters
Lội bộ qua dòng nước lũ do siêu bão Harvey gây ra ở Beaumont Place, Houston, Texas, Mỹ vào tháng 8-2017 - Ảnh: Reuters
Siêu bão Irma tháng 9-2017 quét qua Mỹ - Ảnh: Reuters
Kéo xe ô tô bị hư hại ra khỏi đống đổ nát và bùn lầy sau một trận lụt ở Vĩnh Cát, tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc tháng 7-2017 - Ảnh: Reuters
Khu vực Morigaon ở bang Assam, Ấn Độ, ngập lụt vào tháng 8-2017 - Ảnh: Reuters
Cứu hộ tại một tòa nhà bị sập do động đất ở quận Obrera, thành phố Mexico vào tháng 9-2017 - Ảnh: Reuters
Ông Santos, 70 tuổi, đứng tại ngôi nhà của mình ở Puerto Rico bị tàn phá trong trận bão Maria tháng 10-2017 - Ảnh: Reuters
Sạt lở sau trận động đất ở Cửu Trại Câu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào tháng 8-2017 - Ảnh: Reuters
Tan hoang sau trận cháy rừng ở Santa Rosa, California tháng 10-2017 - Ảnh: Reuters
Ngôi nhà bị hủy hoại do một vụ cháy rừng ở Vila Nova, gần Vouzela, Bồ Đào Nha vào tháng 10-2017 - Ảnh: Reuters
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận