Một nông dân 'hái' mì từ cây 'mì ý' - Ảnh: BBC
1. Kỳ lân sống trên mặt trăng
Một trong những trường hợp giả mạo tin lớn nhất và ngu xuẩn nhất của thời đại được tờ The Sun ở New York đăng vào năm 1835.
Tờ The Sun công bố báo cáo của một nhà thiên văn học người Anh. Ông ta đã phát hiện cuộc sống trên mặt trăng bởi kính thiên văn khổng lồ, kể cả việc nhìn thấy con kỳ lân ở trên đó.
Đó là con vật có 2 chân, bộ da giống con người và có những cái cánh khổng lồ. Trước khi bị bóc trần, nó đã phủ kín các tạp chí quốc gia lẫn tạp chí nước ngoài. Vài tuần sau đó, The Sun đã thừa nhận câu chuyện đó là bịa đặt hoàn toàn.
Dù trò bịp đó bị bóc trần, doanh thu tờ báo đã không bị ảnh hưởng gì.
2. Cây mì ý
Spaghetti chắc chắn phải làm từ bột mì. Vậy mà, ngày 1-4-1957 BBC lại đưa tin chứng kiến vụ thu hoạch mì spaghetti thường niên tại một vùng nông thôn Thụy Sĩ.
Với cảnh quay người nông dân đang hái những cọng mì spaghetti từ một cái cây, sau đó đem chúng đi phơi. Nhưng lạ thay, nhiều người dân, đặc biệt là dân Anh tin đó là sự thật.
Nhiều khán giả đã liên hệ với BBC với mong muốn được tư vấn về việc trồng cây spaghetti như thế nào.
Hóa ra đây chỉ là tin ngày Cá tháng tư.
Năm 2016, một người mang súng tới quán pizza ở Washington DC (Mỹ) để "điều tra" vì anh đọc được trên mạng viết rằng, quán pizza này là đầu mối của một đường dây buôn bán nô lệ tình dục trẻ em.
May mắn, không ai bị thương trong cuộc "điều tra" này và chàng trai cũng đầu hàng cảnh sát.
Câu chuyện trên phản ánh một khía cạnh của đời sống xã hội bị ảnh hưởng bởi những dòng tin giả.
3. trong chính trị
Vào năm 1782, Benjamin Franklin cũng không ngần ngại sử dụng tin giả trên tờ Boston, để tăng tinh thần cho quân mình.
Chính Benjamin Franklin đã ngụy tạo ra những câu chuyện mang tính tuyên truyền về việc dân da đỏ "chuyên lột da đầu người" của những tên thực dân.
Sau đó, tin giả này trở thành câu chuyện được truyền bá rộng rãi.
Nội dung tuyên truyền nhằm mục đích lôi kéo sự đồng tình của người Anh, cho cuộc cách mạng của người Mỹ. Khía cạnh ảnh hưởng tin giả nhằm phỉ báng người dân da đỏ (thổ dân châu Mỹ).
4. Thú dữ sổng chuồng
Vào năm 1874 tờ New York Herald đăng tin về câu chuyện nhiều thú dữ bị sổng chuồng tại sở thú trung tâm (Central Park Zoo) và trong cơn giận dữ điên cuồng đã giết chết nhiều người.
Nhưng cuối câu chuyện có dòng đề: "Dĩ nhiên, toàn bộ thông tin bài báo trên hoàn toàn bịa đặt. Không một từ nào đúng sự thật."
Tuy nhiên, sự lan truyền bài báo xảy ra chóng mặt, gây sợ hãi thật sự cho người đọc. Nhà sử học Hampton Sides đã viết, một vài dân thành phố đang cố gắng trốn thoát nơi họ sống, một số khác sẵn sàng cho cuộc chiến với những loài động vật nguy hiểm.
5. Chiến tranh thế giới với người ngoài hành tinh
Có lẽ cuộc nổi dậy lừng danh nhất trong lịch sử xảy ra vào năm 1938 khi Orson Welles thuật lại Chiến tranh Thế giới (HG Wells) ở trên không, bảo vệ trái đất trước sự xâm chiếm người ngoài hành tinh sao Hỏa.
Mặc dù mức độ của cuộc chiến được nhiều người tranh cãi và bình luận, nhưng thực chất thì đó chỉ là trò đùa. Một số người vào thời điểm đó tin rằng, cư dân ngoài hành tinh sao Hỏa đã có mặt tại một số nơi trên nước Mỹ, tấn công người dân bằng tia nóng và khí độc.
Một số thật sự kích động, cố gắng chạy trốn những khu vực tiềm năng gặp phải người sao Hỏa, gây cuộc hỗn chiến, tắc nghẽn giao thông trên một số tuyến cao tốc ở Mỹ.
Trong một bài báo của BBC, ông Andreas Schleicher, giám đốc Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế, cho rằng trường học nên dạy trẻ cách xác định và tỉnh táo trước những tin giả.
Người dùng có thể lâm vào tình thế "buồng vọng âm", hiểu nôm na rằng đó là một cộng đồng khép kín, chỉ toàn những người cùng lối suy nghĩ trao đổi với nhau và tất cả đều đồng tình. Không có chỗ cho những quan điểm đối trọng, dẫn đến việc cho rằng chỉ họ đúng và không cần đến những cái nhìn khác.
Trưởng bộ phận giáo dục của các trường cho rằng, trường học nên trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để điều hướng thế giới số, hay những tuyên bố không đáng tin cậy, tin đồn trên các phương tiện truyền thông xã hội.
"Trong quá khứ, khi bạn cần thông tin, bạn sẽ tìm đến bách khoa toàn thư. Và chúng ta tin rằng thông tin đó thật. Nhưng bây giờ, người trẻ thường tìm đến facebook, hay các trang tin tức khác.
Do vậy, chúng cần được trang bị khả năng đánh giá, nhận biết những điều đáng tin cậy. Trẻ nên đặt ra những câu hỏi, suy nghĩ nghiêm túc, nhận biết đâu là thông tin giả - thật. Phân biệt những gì đúng và những gì không đúng là điều vô cùng quan trọng, phải được cân nhắc kỹ càng", ông Schleicher nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận