24/03/2021 11:37 GMT+7

5 năm, Chủ tịch nước nhận hơn 43.000 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh

TIẾN LONG - NGỌC HIỂN
TIẾN LONG - NGỌC HIỂN

TTO - Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, sáng 24-3, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã trình bày báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch nước.

5 năm, Chủ tịch nước nhận hơn 43.000 đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh - Ảnh 1.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trình bày báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ 2016 - 2021 của Chủ tịch nước sáng 24-3 - Ảnh: Quochoi.vn

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng cho biết nhiệm kỳ qua, Chủ tịch nước và Phó chủ tịch nước đã nhận được trên 43.000 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân, cử tri, cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước.

Trong đó phần lớn liên quan đến lĩnh vực tư pháp, hành chính, đất đai và giải quyết chế độ chính sách.

Chủ tịch nước, Phó chủ tịch nước đã chỉ đạo Văn phòng Chủ tịch nước nghiên cứu, tham mưu, xử lý và chuyển hàng trăm đơn thư đến các cơ quan chức năng xem xét.

Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chia sẻ nhiệm kỳ 2016 - 2021 là nhiệm kỳ có sự thay đổi về nhân sự Chủ tịch nước. Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh giữ Quyền Chủ tịch nước từ ngày 23-9 đến ngày 23-10-2018. 

Ngày 23-10-2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã tín nhiệm bầu Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch nước.

"Mặc dù nhiệm kỳ có sự thay đổi về nhân sự Chủ tịch nước và đặc biệt, từ cuối năm 2018, với trọng trách Tổng bí thư đồng thời là Chủ tịch nước, trong mọi thời điểm, Chủ tịch nước đều nỗ lực thực hiện đầy đủ và có hiệu quả nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, Quốc hội và nhân dân" - Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói. 

Trong đó, trên cương vị Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và an ninh, Thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân, Chủ tịch nước đã tham gia chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện nhiều đề án, chiến lược quan trọng (Chiến lược Quốc phòng, Chiến lược Quân sự Việt Nam, Chiến lược Bảo vệ biên giới quốc gia…), bảo đảm giữ vững chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

"Hiện nay chúng tôi đang chỉ đạo xây dựng một số chiến lược có liên quan trực tiếp đến chúng ta, cực kỳ quan trọng, không thể để bất ngờ bị động trong bất kỳ tình hình nào về vấn đề quốc phòng - an ninh. Ở tất cả các hướng, cả phía đông, phía tây - nam, phía bắc, với các nước ở xa, ở gần, nước lớn, nước nhỏ", Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh.

Trên cương vị Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, Chủ tịch nước đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổng kết phương thức lãnh đạo của Đảng về cải cách tư pháp, mô hình tổ chức hoạt động của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương qua các thời kỳ, tham gia ý kiến về các văn bản, đề án có liên quan đến công tác cải cách tư pháp. 

Chỉ đạo các cơ quan tư pháp đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính; nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án, nhất là các vụ án kinh tế, tham nhũng lớn. Không để oan sai, bỏ lọt tội phạm và thu hồi triệt để tài sản của Nhà nước bị thất thoát, tham nhũng; nâng cao chất lượng xét xử, đổi mới công tác hòa giải, đối thoại trong quá trình giải quyết các vụ án dân sự, hành chính.

Xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp vừa có đức, có tài, bảo vệ công lý, bảo vệ pháp luật, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân. 

Đại biểu viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khai mạc kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV Đại biểu viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khai mạc kỳ họp cuối Quốc hội khóa XIV

TTO - Trước giờ khai mạc kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIV, các đại biểu Quốc hội từ ba miền đã vào lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ miễn nhiệm nhiều chức danh và bầu những người thay thế.

TIẾN LONG - NGỌC HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên