Chế độ phúc lợi xã hội tốt là một trong những nguyên nhân níu chân nhân sự theo kết quả cuộc khảo sát. Trong ảnh, công nhân ngành sản xuất đăng ký khám sức khỏe định kỳ vào tháng 10-2018 bên trong một nhà máy ở Việt Nam - Ảnh: NGỌC HIỂN
Theo đó, gần một nửa (49%) nhân sự tham gia khảo sát cho rằng lương, chế độ phúc lợi không cạnh tranh là lý do hàng đầu khiến họ nghỉ việc. Trong khi đó, 43% nhân sự cho rằng họ nghỉ việc là do chế độ thăng tiến không rõ ràng, 30% nhân sự đưa ra lý do ít, chậm tăng lương và 16% cho rằng không phù hợp với quản lý trực tiếp.
Ngoài ra, việc đi làm xa trung tâm và môi trường làm việc bị ô nhiễm (không khí, tiếng ồn…) cũng là các lý do khiến nhân sự ngành này dễ dàng nghỉ việc.
Kết quả của cuộc khảo sát này cũng cho thấy doanh nghiệp ngành sản xuất thiếu lao động cả số lượng lẫn chất lượng khi có 35% doanh nghiệp cho rằng họ thiếu các nhân sự đạt được yêu cầu về chất lượng công việc.
Đồng thời, 55% người lao động nhận thấy doanh nghiệp thiếu lao động trầm trọng và 37% người lao động cho biết khối lượng công việc của họ tăng cao bởi ảnh hưởng của việc thiếu lao động này.
Ngoài ra, kết quả cuộc khảo sát cũng chỉ ra phần lớn các doanh nghiệp chỉ áp dụng tự động hóa quy trình sản xuất từ 30-50% và chỉ có 14% doanh nghiệp tự động hóa 70%.
Tuy ngành sản xuất đã và đang là lĩnh vực có tiềm năng phát triển rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam, song ông Gaku Echizenya - tổng giám đốc Navigos Group Việt Nam - cho rằng nếu không mạnh dạn nắm bắt cơ hội này bằng việc đẩy mạnh chuyển đổi sang công nghiệp 4.0 thì những thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á sẽ là những điểm đến lý tưởng hơn cho các nhà đầu tư.
"Bên cạnh việc áp dụng công nghệ để đổi mới quy trình sản xuất thì việc đào tạo đội ngũ nhân lực cần phải được các doanh nghiệp tại Việt Nam đặc biệt chú trọng" - ông Gaku Echizenya khuyến cáo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận