27/10/2011 21:43 GMT+7

5 loài tê giác còn tồn tại trên thế giới

THIÊN NHIÊN
THIÊN NHIÊN

TTO - Cá thể tê giác Java Việt Nam cuối cùng đã chết tại vườn quốc gia Cát Tiên mặc dù đã có nhiều chiến dịch bảo tồn loài này tại nước ta. Sự kiện đáng buồn này đang là hồi chuông báo động tới các nhà bảo tồn trong nước cũng như quốc tế.

Để cứu được 5 loài tê giác còn lại trên thế giới thoát khỏi bờ vực tuyệt chủng, tất cả đang cần những chiến dịch bảo tồn dài hạn và quyết liệt.

Dưới đây là hình ảnh và thông tin về 5 loài tê giác còn lại trên thế giới:

411ttuov.jpgPhóng to

Tê giác Ấn Độ hay tê giác một sừng lớn có tên khoa học Rhinoceros unicornis, sống ở vùng đồi thấp dưới chân dãy núi Himalaya thuộc Nepal và Ấn Độ. Đặc điểm nhận dạng loài này là chỉ có một sừng, chiều dài khoảng 3,6m; trên cơ thể có nhiều mảng da gồ ghề nối ghép nhau trông như “thảm đinh tán”. Tê giác Ấn Độ có hi vọng khi “dân số” đang gia tăng, với khoảng 2.850 con trên thế giới - Ảnh: Alamy

tNoATEaN.jpgPhóng to

Tê giác trắng có tên khoa học Ceratotherium simum, có nguồn gốc ở miền nam châu Phi. Đặc điểm phân biệt loài này là có “môi vuông” và một cái bướu ở phía sau cổ. Chúng được xem là “quần thể tê giác phổ biến nhất” trên thế giới và hiện có khoảng 20.150 con - Ảnh: Stu Porter/Alamy

XLDJs8Dc.jpgPhóng to

Tê giác đen có tên khoa học Diceros bicornis, sinh sống chủ yếu tại miền nam và miền đông châu Phi. Đặc điểm nhận dạng: có “môi nhọn” và dù được gọi là tê giác đen nhưng thật sự da của loài này có màu nâu. Hiện tê giác đen còn khoảng 4.860 con, dù có sự gia tăng “dân số” chậm nhưng hiện vẫn được liệt kê là loài có nguy cơ tuyệt chủng - Ảnh: First Light/Alamy

KOE7SxOH.jpgPhóng to

Tê giác Sumatra có tên khoa học Dicerorhinus sumatrensis. Loài này được tìm thấy tại Đông Nam Á. Đặc điểm nhận dạng: có hai sừng và là một trong 5 loài tê giác có nhiều lông nhất. Hiện tê giác Sumatra chỉ còn khoảng 275 con, được phân loại ở mức “Cực kỳ nguy cấp, CR) trong Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) - Ảnh: WWF

zSOdg7mI.jpgPhóng to

Tê giác Java có tên khoa học Rhinoceros sondaicus. Đặc điểm nhận dạng: chỉ có một sừng, nhưng chiều dài cơ thể ngắn hơn tê giác Ấn Độ khoảng 3,1-3,2m. Hiện chỉ còn 44 con tê giác Java sống tại một vườn quốc gia nhỏ ở Indonesia. Riêng phân loài tê giác Java tại Việt Nam đã được các nhà khoa học tại Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) công bố tuyệt chủng - Ảnh: Al Pidgen/Alamy

DDnPEYDc.jpgPhóng to

Một trong vài hình ảnh hiếm hoi của loài tê giác Java tại Việt Nam - trước khi cá thể cuối cùng bị bắn chết tại vườn quốc gia Cát Tiên - được WWF chụp được nhờ đặt bẫy ảnh tự động - Ảnh: WWF

EaOz8awg.jpgPhóng to

Hình ảnh đau lòng cho thấy một viên đạn đã “ghim” vào xương chân con tê giác Java cuối cùng tại Việt Nam. Chúng ta dù không muốn nhưng phải đành nói lời “tạm biệt” loài tê giác này - Ảnh: WWF

Xem video: “Vietnamese Javan rhino - road to extinction” (Tạm dịch: Tê giác Java Việt Nam - Đường tới sự tuyệt chủng) - Nguồn: YouTube
THIÊN NHIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên