Khi nhận ra mình đã từng bị tổn thương ở tình huống nào, và điều gì đã khiến bạn nổi giận, bạn có thể bắt đầu quá trình chữa lành - Ảnh: The Art of Living Foundation
Hãy nhớ, việc quan sát các yếu tố kích thích cảm xúc là cơ hội để bạn khám phá vết thương lòng trong quá khứ, từ đó chữa lành chúng. Điều gì đã từng xảy ra khiến bạn luôn bật chế độ tự bảo vệ bản thân mỗi khi gặp tình huống tương tự?
Thông thường, một khi xuất hiện cảm xúc tiêu cực, chúng ta thường cố gắng bỏ qua, đè nén và hy vọng chúng biến mất càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, hành động này thực tế chỉ khiến những suy nghĩ, cảm xúc và cảm giác thể chất được khuếch đại lên.
Vì vậy, thay vì né tránh, hãy cố gắng xác định và gọi tên những cảm xúc của bạn. Hãy cho phép cảm xúc được xuất hiện, và cảm nhận phản ứng của cơ thể. Hãy cho bản thân được nghỉ ngơi vài phút, hít thở và chấp nhận rằng mình đang có những trải nghiệm tiêu cực. Điều này giúp cảm giác căng thẳng giảm bớt theo thời gian.
Khi phản ứng về cảm xúc và thể chất đã giảm, bạn nên bắt đầu tìm hiểu về các yếu tố gây kích hoạt bằng cách hỏi bản thân một số câu hỏi.
Bạn đã từng trải qua khoảnh khắc tương tự nào trước đây? Những cảm giác này gợi cho bạn điều gì? Suy nghĩ nào đi kèm với những cảm xúc này? Bạn đã có những suy nghĩ này vào thời điểm nào khác? Hãy cho phép bản thân đối diện với những ký ức. Trong nhiều trường hợp, bạn sẽ nhận ra mình từng bị tổn thương vì một tình huống nào đó trong quá khứ.
Điều quan trọng lúc này là thừa nhận, đối mặt với những gì đã xảy ra trước đây. Đây là bước đầu tiên để chữa lành vết thương trong tâm hồn và ngăn ngừa những tình huống tương tự.
Bạn có thể tự nói với bản thân một số câu, như: "Đúng vậy. Ngày trước tôi từng cảm thấy như thế", "Hoàn toàn có thể hiểu được rằng tôi đã cảm thấy và đã suy nghĩ như thế", hay "Không có gì lạ khi lúc này tôi lại nổi giận. Có những điểm tương đồng với trải nghiệm trước kia".
Tiếp theo, hãy xem xét lại ranh giới của bản thân. Ranh giới là những giới hạn và quy tắc của mỗi người. Chúng đến từ các giá trị, niềm tin hay sở thích mà chúng ta định hình và mong muốn được đối xử.
Điều gì là quan trọng đối với bạn? Một khi các ranh giới này bị thách thức, vượt qua hay không được tôn trọng trong quá khứ, bạn sẽ hình thành các phản ứng tiêu cực. Nhận ra ranh giới của bản thân và liên hệ với những trải nghiệm trong quá khứ giúp bạn đối diện với cảm xúc.
Khi nhận ra mình đã từng bị tổn thương ở tình huống nào, và điều gì đã khiến bạn nổi giận, bạn có thể bắt đầu quá trình chữa lành. Bạn đối diện với các vấn đề một cách chủ động và bình tĩnh hơn thay vì để cảm xúc và suy nghĩ xâm chiếm lấy mình. Bạn chọn lựa được cách đối diện vấn đề.
Sự thay đổi sẽ không diễn ra nhanh chóng, nhưng hoàn toàn khả thi, chỉ cần bạn có quyết tâm cải thiện. Bạn có thể ghi lại những nỗ lực của mình vào nhật ký. Sau một thời gian, bạn sẽ nhận thấy mình đã làm được những gì.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận