Những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm thính lực
Do tiếng ồn: Các tế bào thần kinh ở tai trong sẽ bị phá hủy nếu tiếp xúc liên tục hoặc lặp đi lặp lại với những tiếng ồn kéo dài.
Do tuổi già: Khi tuổi trên 50, các bộ phận thính giác bước vào giai đoạn lão hóa. Ban đầu sẽ xuất hiện các hiện tượng như lãng tai, nghe kém. Nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị mất thính lực vĩnh viễn.
Do tác động từ bên ngoài: Một nguyên nhân phổ biến là việc vệ sinh tai không đúng cách bằng cách dùng các vật nhọn, không an toàn. Ngoài ra, những tai nạn hay những va chạm mạnh ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh, đặc biệt là chấn thương ở vùng tai cũng là tác nhân gây suy giảm thính lực.
Có rất nhiều người phải tới bệnh viện do gặp thương tích từ việc ngoáy tai |
Do ảnh hưởng của những căn bệnh “hiện đại hóa”: Huyết áp, tiểu đường, béo phì…ảnh hưởng gián tiếp đến suy giảm chức năng nghe của tai.
Cần làm gì khi có dấu hiệu nghe kém?
Khi phát hiện ra các triệu chứng như: khó nghe tiếng nói ở nơi đông người, chỉ nghe thấy âm thanh đứt quãng, khó nghe thấy tiếng tivi trong khi đối với người bình thường là quá to, khó nghe tiếng nói của mọi người trong các cuộc đối thoại… thì bạn cần kiếm tra thính lực ngay theo 5 bước sau đây:
Bước 1: Đặt lịch khám
Liên hệ các trung tâm có các bác sĩ hoặc chuyên gia uy tín để đặt lịch kiểm tra. Một địa chỉ đáng tin cậy là Trung Tâm Trợ Thính Connect Hearing của Thuỵ Sĩ, nơi kiểm tra thính lực miễn phí theo tiêu chuẩn quốc tế với tiến sĩ, bác sĩ đầu ngành thính học.
Bước 2: Kiểm tra tai
Chuyên gia thính học, bác sĩ tai mũi họng hoặc một kỹ thuật viên đo khám sẽ tiến hành kiểm tra tai. Việc này nhằm loại trừ các vấn đề như ráy tai quá nhiều hay viêm nhiễm tai.
Bước 3: Đo thính lực
Sau khi kiểm tra tai, chuyên gia thính học sẽ thực hiện đo thính lực bằng các thiết bị chuyên dụng. Sau khi đo thính lực, chuyên gia sẽ có thể cho biết thông tin về thính lực cũng như có bị khiếm thính hay không.
Bước 4: Lựa chọn thiết bị trợ thính (nếu cần)
Trong trường hợp bị giảm thính lực, khách hàng sẽ được thử một số dòng máy trợ thính phù hợp với mức độ khiếm thính của mình. Một số lưu ý để khách hàng có thể lựa chọn thiết bị trợ thính phù hợp như sau:
- Dòng máy: có hai dòng máy là kỹ thuật số (digital) và analog. Hiện nay, với sự ưu việt về tính năng và hiệu quả, dòng máy digital đã gần như thay thế hoàn toàn dòng máy analog.
- Thương hiệu: hầu hết các thương hiệu máy trợ thính hàng đầu đều có đại lý bán tại Việt Nam. Trong số đó, hãng Phonak (thương hiệu máy trợ thính hiện chiếm thị phần cao nhất trên thế giới) còn có cả cửa hàng và trung tâm bảo hành chính hãng tại TPHCM.
- Hình dáng: khách hàng có thể chọn lựa dòng máy sau tai hay trong tai tuỳ theo thính lực và nhu cầu. Hiện có 2 dòng máy Virto và Audéo của Phonak có thiết kế rất nhỏ gọn tinh tế và gần như vô hình khi đeo trên tai.
- Dịch vụ và bảo hành: khi sử dụng máy trợ thính, khách hàng cần đi bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo máy hoạt động tốt nhất. Vì vậy, cần nắm rõ chính sách bảo hành bảo dưỡng để tránh phát sinh nhiều chi phí.
- Tương thích kết nối: một số loại máy có khả năng kết nối giữa hai tai và phụ kiện để tăng hiệu quả và giúp người đeo nghe rõ trong các môi trường khác nhau. Roger là một nhãn hiệu phụ kiện trợ thính tốt mà nhiều khách hàng lựa chọn.
Bước 5: Kiểm tra lại định kì
Theo lịch hẹn, khách hàng cần kiểm tra nhằm theo dõi và đánh giá mức độ thính lực để có biện pháp điều chỉnh hợp lý. Trong trường hợp không cần dùng máy thì khách hàng vẫn nên thường xuyên đến các trung tâm thính học để kiểm tra thính lực định kì nhằm có biện pháp hỗ trợ kịp thời khi cần thiết.
Để biết thêm thông tin về việc kiểm tra thính lực ngay trước khi quá muộn, khách hàng vui lòng liên hệ hotline tư vấn 0902367071 hoặc website www.phonakvietnam.com.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận