Báo The Mainichi trích dẫn nghiên cứu của Công ty bảo hiểm nhân thọ Meiji Yasuda công bố vào ngày 13-12, cho biết 43,9% trong tổng số 1.800 lao động Nhật Bản tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu.
Cuộc khảo sát nói trên được thực hiện thông qua mạng Internet và diễn ra vào cuối tháng 10-2023. Đối tượng tham gia là các nhân viên công ty làm việc toàn thời gian, bán thời gian cùng công chức ở độ tuổi từ 20 đến 60.
Khi được hỏi liệu có muốn tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu hay không, 43,9% trong tổng số 1.800 người tham gia đã trả lời “có”.
Kết quả cho thấy một số người rất hài lòng với công việc hiện tại, cân bằng tốt cuộc sống cá nhân và có xu hướng nghĩ đến chuyện tiếp tục làm việc nhiều hơn nữa.
Trả lời lý do tại sao muốn làm việc sau tuổi nghỉ hưu, 37,7% cho biết tiền tiết kiệm và lương hưu của họ không đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Trong khi 38,9% nói rằng họ “muốn có tự do tài chính”.
Dữ liệu này chứng tỏ rằng người dân Nhật Bản nghĩ đến chuyện làm thêm vì lo lắng về chi phí sống có thể tăng cao trong tương lai.
Mặt khác, 35,7% khẳng định họ tiếp tục làm việc sau tuổi nghỉ hưu vì yêu thích lao động và cảm thấy hài lòng với công việc.
Trong bối cảnh thiếu hụt lao động và nhiều yếu tố khác phát sinh, các công ty tại Nhật Bản được chính phủ yêu cầu phải đảm bảo việc làm cho người lao động cho đến khi họ 65 tuổi, bắt đầu từ tháng 4-2025.
Nói về tình trạng trên, một nhà kinh tế học tại viện nghiên cứu của Công ty Meiji Yasuda nhận định: “Điều quan trọng là (các công ty) phải duy trì mức độ hài lòng cao (của nhân viên) và công việc tốt - cân bằng cuộc sống của người lao động trước khi họ đến tuổi nghỉ hưu để khuyến khích người lớn tuổi làm việc”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận