TTCT - Sau thành công của Việt Nam tại IMO 2014, bên cạnh rất nhiều lời ca ngợi dành cho đội tuyển, các cá nhân cùng sự tự hào, phấn khích của các “cổ động viên”, xuất hiện một số quan điểm trái ngược. Đội tuyển thi Olympic toán lần thứ 55 - năm 2014 - Ảnh: Trịnh Liêm - TTXVNCó người đặt câu hỏi về tầm quan trọng của một kỳ thi quốc tế, cho rằng IMO chỉ là một cuộc thi mang tính giao lưu giữa những học sinh giỏi toán và chưa có gì đáng tự hào khi có huy chương vàng (HCV) ở những kỳ thi như vậy. Có người nghi vấn về ý nghĩa của những chiếc HCV ấy đối với nền toán học nước nhà, đặt câu hỏi tại sao dù đã có nhiều HCV Olympic toán quốc tế nhưng nền toán học Việt Nam sau bao nhiêu năm vẫn rất nghèo nàn so với thế giới.Từ đây, có ý kiến cho rằng mô hình trường chuyên lớp chọn nặng về “luyện gà nòi” đi thi để lấy thành tích mà không đem lại một ý nghĩa thực tế nào đối với nền khoa học cơ bản và đề xuất xóa bỏ mô hình trường chuyên vốn tồn tại từ rất lâu.Huy chương để làm gì?Những ý kiến khác nhau là cần thiết để từ đó có được cái nhìn đa chiều, khách quan và công bằng về sự việc. Nhưng khi cho rằng các kỳ thi Olympic quốc tế toán học hay vật lý thuần túy là các cuộc giao lưu giữa học sinh giỏi của các quốc gia, thi giải những bài toán đã có đáp số mà không giải quyết được các vấn đề nóng bỏng của khoa học hiện nay vốn cần dành cả đời tâm huyết nghiên cứu tận tụy chứ không phải chỉ một cuộc thi là xong, cách nhìn nhận này lại tự dành cho mình một câu trả lời.Rõ ràng Olympic quốc tế sẽ chỉ ra những bài tập có đáp số thay vì ra đề về những vấn đề nóng bỏng của khoa học để rồi các thí sinh dự thi phải dành cả đời tận tụy để giải thay vì một buổi mấy tiếng đồng hồ như thường lệ. Không rõ tác giả của quan điểm trên kỳ vọng điều gì cao xa hơn vào các học sinh phổ thông?Quan điểm này cũng cho rằng Fields hay Nobel mới là những giải thưởng danh giá và là mục đích tối thượng của toán học hay vật lý, còn Olympic quốc tế không có vai trò gì. Đáng tiếc, cả Fields hay Nobel đều không phải là mục đích tối thượng của toán học hay vật lý.Khoa học không tiến lên nhờ các giải thưởng. Khoa học tiến lên vì con người khao khát chinh phục nó. Nobel hay Fields được sinh ra để ghi nhớ, để đánh dấu sự đóng góp của các nhà khoa học, nhờ đó các thế hệ kế cận và toàn nhân loại có thể biết tới.Nhưng Olympic quốc tế thì khác. HCV Olympic quốc tế chính là một mục đích đối với những người tham dự. Trong điều kiện và khả năng cho phép, không gì tốt hơn cho “sự nghiệp” học tập, sự nghiệp khoa học của một học sinh trung học bằng một HCV Olympic quốc tế. Nhà khoa học nào cũng từng là những học sinh trung học.Vậy sẽ tốt hơn hay dở đi đối với nền toán học, vật lý học nếu các cô cậu học trò có tình yêu với bộ môn ấy có được một động lực tuyệt vời để phấn đấu và hoàn thiện chuyên môn của bản thân như vậy?Những suy đoán “ở nước ngoài, họ không đặt mục tiêu đi thi quốc tế lấy giải thưởng, không có luyện thi quốc tế...” hay “học sinh sinh viên ở nước ngoài giải toán rất kém nhưng tư duy khoa học vượt xa học sinh sinh viên của Việt Nam” là không chính xác. Thử nhìn vào danh mục các quốc gia như Trung Quốc, Mỹ, Nga, Nhật, Hàn, Singapore, Úc (luôn trong tốp đầu về thành tích trong các kỳ thi Olympic quốc tế), ai có thể khẳng định họ không luyện thi nhưng vẫn có HCV?Việc Việt Nam từ trước đến nay đã có nhiều học sinh đoạt HCV Olympic toán quốc tế mà sau bao nhiêu năm nền toán học của nước ta vẫn còn nghèo nàn so với thế giới là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau, cho thấy sự mất cân xứng giữa công tác GD-ĐT thế hệ trẻ và công tác phát triển khoa học quốc gia.Thực tế đó cho thấy nguồn lực được tạo ra đang bị lãng phí, bởi điều kiện làm khoa học ở nước ta vẫn còn nghèo nàn và sự khó khăn từ môi trường làm việc đến đảm bảo điều kiện sống… đã dẫn đến việc một số cá nhân xuất sắc phải bỏ ngành hoặc theo đuổi một cách vất vả, vì thế không đạt được hiệu quả mong muốn.Đó là những con người có tố chất được rèn giũa một cách thật sự, vấn đề đang gặp phải là chúng ta chưa có đủ điều kiện để phát huy hết khả năng của họ phục vụ khoa học cơ bản của nước nhà.Cần nói thêm rằng điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam rất khác so với các quốc gia có nền khoa học lâu đời. Khi các công trình khoa học vĩ đại được công bố ở Tây Âu từ các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lần thứ nhất và lần thứ hai từ hàng thế kỷ trước, nước ta vẫn đang trong vòng đô hộ của thực dân Pháp, dân không được đi học, cơm còn không đủ ăn.Trí thức trong nước chỉ có mối bận tâm tìm đường giải phóng cho dân tộc, thoát ách đô hộ. Trải qua các cuộc chiến tranh liên miên, mãi đến nửa cuối thế kỷ 20 chúng ta mới thật sự bắt đầu gây dựng nền khoa học. Đến nay, ta có GS Ngô Bảo Châu, GS Đàm Thanh Sơn - những người minh chứng cho trí tuệ khoa học Việt Nam và đều là sản phẩm của giáo dục phổ thông ở Việt Nam.Đặc biệt là nhà toán học trong nước được cả thế giới kính trọng - GS Hoàng Tụy, người đã khẳng định tên tuổi của Việt Nam trong làng toán học thế giới thông qua những công trình nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng như Lý thuyết tối ưu toàn cục, Lý thuyết các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm…Đó đều là những niềm tự hào về trí tuệ khoa học của người Việt và là cơ sở vững chắc để chúng ta tin tưởng vào tương lai của nền khoa học nước nhà.Tìm thế hệ vàngTrong thành công của bất cứ lĩnh vực nào, dù là khoa học, thể thao, chính trị, quân sự..., nhân tố quan trọng nhất vẫn là con người, tức nguồn nhân lực. Người Brazil sau thất bại ở World Cup vừa qua đã nhìn lại đội tuyển của mình để nhận thấy họ có một lứa cầu thủ kế cận không tốt và tự đặt câu hỏi “bao giờ thế hệ vàng Brazil mới trở lại?”.Khoa học cũng gần như vậy, luôn cần những thế hệ kế cận chất lượng để tiếp tục tiến lên. Có điều trong thời đại này, con người ngày càng ưa cuộc sống hưởng thụ thì nguồn nhân lực trẻ dành cho khoa học càng bị cạnh tranh dữ dội bởi những ngành nghề dễ kiếm ra tiền khác.HCV Olympic quốc tế là đỉnh cao nhất mà một học sinh phổ thông yêu khoa học có thể mơ ước tới. Sự danh giá của những huy chương này tạo ra vòng xoáy lan tỏa cạnh tranh ở những kỳ thi cấp thấp hơn như kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố.Không có các kỳ thi ấy, học sinh nào thiết tha với những bộ môn toán, lý, hóa vốn rất khó, số phận của bộ môn này và các môn khoa học cơ bản khác sẽ ra sao? Môi trường nào cho toán học, vật lý học đỉnh cao?Và như vậy có thể hình dung tiếp về tương lai nền khoa học cơ bản của nước ta vốn đã yếu mà không chú trọng đào tạo, thu hút nhân lực cho ngành. Trên thực tế, Việt Nam chưa tạo ra được sức hút đủ lớn đối với học sinh vào các ngành khoa học cơ bản. Khâu đào tạo đang có vấn đề và các em đang không được truyền cảm hứng. Điều đó dẫn đến nhiều học sinh giỏi quốc gia đã bỏ dở và lựa chọn ngành nghề khác có tương lai rõ ràng và ổn định hơn.Trong bối cảnh ấy, hãy nhìn nhận các HCV Olympic của Trần Hồng Quân hay “cú đúp” của Phạm Tuấn Huy vừa qua như một làn gió mát thổi vào toàn bộ hệ thống đang nóng ran, hi vọng sẽ có nhiều học sinh nhìn vào để ngưỡng mộ, để khát khao mà có thêm hi vọng, thêm động lực phấn đấu và thêm niềm tin vào lựa chọn của mình.Được HCV Olympic rồi, sau này sẽ làm được gì cho nền toán học của nước nhà tùy thuộc vào sự lựa chọn của chính chủ nhân tấm HCV, giai đoạn phổ thông là một bước đệm vượt trội và chúng ta sẽ may mắn nếu học sinh đó tiếp tục lựa chọn phát triển sự nghiệp toán học của mình.Câu chuyện tiếp theo là làm gì cho một nền khoa học cơ bản trỗi dậy xứng với tiềm năng đó lại là một câu chuyện dài và phức tạp khác. Bạn đang đọc trong chuyên đề "40 năm việt nam dự olympic toán học: vinh quang, bóng tối và ưu tư Tiếp theo Tags: Ngô Bảo ChâuOlympic toán họcHọc sinh Việt Nam đoạt giải Olympic Toán quốc tế
Học toán trong thời đại AI: Ta cần nghĩ tới những điều mình có thể giúp người khác KHỔNG LOAN 19/12/2024 2011 từ
Tinh gọn bộ máy: Phải có 'đường chạy' nhất quán CAO VŨ MINH (TRƯỜNG ĐH KINH TẾ - LUẬT) 18/12/2024 1788 từ
Thuế nào chống đầu cơ bất động sản hiệu quả? TS Phan Phương Nam (Trường đại học Luật TP.HCM) 18/12/2024 1720 từ
Bài ca không quên lần đầu tiên biểu diễn ngoài trời, đường đi bộ Nguyễn Huệ rực cờ hoa HOÀI PHƯƠNG 22/12/2024 Nhiều ca sĩ như Cẩm Vân, Đức Tuấn, Hồ Trung Dũng, Phan Mạnh Quỳnh... góp giọng trong chương trình nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Mừng Giáng sinh tưng bừng, trung tâm TP.HCM đông nghịt người đến khuya NHẬT XUÂN 22/12/2024 Trong không khí se lạnh, nhiều người dân TP.HCM tranh thủ cuối tuần để tận hưởng không khí Giáng sinh tại các điểm vui chơi khu vực trung tâm thành phố.
Bournemouth nhấn chìm Man United ngay tại Old Trafford HOÀI DƯ 22/12/2024 Khuya 22-12, Man United tiếp tục chuỗi trận bất ổn khi để thua đậm Bournemouth 0-3 ngay trên sân nhà ở vòng 17 Giải ngoại hạng Anh (Premier League).
Huế, Hà Nội lọt top 50 thành phố ẩm thực năm 2024 của TasteAtlas, TP.HCM 'rớt' đáng tiếc TÔ CƯỜNG 22/12/2024 Chuyên trang ẩm thực TasteAtlas vừa chốt danh sách 50 thành phố ẩm thực đáng trải nghiệm nhất thế giới, Việt Nam có đến hai địa danh lọt vào top.