Vụ tai nạn tàu thương tâm ở Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa - Ảnh: TUẤN HÀ
Trong thông cáo vừa phát hành, nêu ra các " khách quan" dẫn tới , như hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt còn nhiều bất cập, giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ còn nhiều.
Đặc biệt là đường ngang tự mở bất hợp pháp, các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông đường sắt chưa được giải tỏa dứt điểm.
Về phương tiện giao thông đường sắt, hiện nay quá nhiều phương tiện sử dụng từ những năm 1960-1970 vẫn đang được khai thác trên đường sắt; nguồn vốn đầu tư cho phương tiện đóng mới đầu máy, toa xe còn hạn hẹp.
Ngoài ra, ý thức chấp hành pháp luật của một số bộ phận người tham gia giao thông còn kém, nhiều vi phạm còn diễn ra khá phổ biến.
Nhiều địa phương chưa tổ chức triển khai cảnh giới tại các lối đi tự mở có nguy cơ cao xảy ra tai nạn do không bố trí được nguồn kinh phí, vốn đầu tư thiếu và giải phóng mặt bằng chậm dẫn đến tiến độ thi công của một số công trình, dự án ATGT chậm, thậm chí dừng, giãn tiến độ dẫn đến việc bảo đảm an toàn giao thông đường sắt gặp nhiều khó khăn...
Về nguyên nhân chủ quan, Bộ GTVT cho rằng hiện nay vẫn còn tình trạng một số đơn vị, nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn đường sắt.
Một số đơn vị đường sắt chưa chủ động tích cực trong công tác phối hợp chính quyền địa phương về thực hiện quy chế phối hợp giữa Bộ GTVT và UBND các tỉnh thành có đường sắt về đảm bảo ATGT tại các vị trí giao cắt.
Công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về chạy tàu bảo đảm ATGT đối với nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, đặc biệt là đội ngũ lái tàu, trực ban chỉ huy chạy tàu, gác chắn đường ngang đôi khi còn hạn chế, chất lượng kiểm tra chưa đạt yêu cầu thực tiễn hiện trường...
Rút kinh nghiệm, nghiêm túc kiểm điểm
Về xử lý trách nhiệm, Bộ GTVT "", đồng thời yêu cầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam "nghiêm túc kiểm điểm trách nhiệm" của cá nhân, tổ chức có liên quan đến các vụ tai nạn giao thông đường sắt nói trên.
Xử lý nghiêm người đứng đầu các đơn vị trực thuộc, người đại diện phần vốn của Tổng công ty tại các đơn vị để xảy ra mất an toàn giao thông đường sắt do nguyên nhân chủ quan gây ra.
Bộ cũng yêu cầu rà soát toàn diện các quy trình tác nghiệp đón, tiễn tàu của nhân viên gác chắn đường ngang và các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu có liên quan; rà soát lại hệ thống hạ tầng, thông tin tín hiệu, trang thiết bị liên quan đến công tác tổ chức chạy tàu.
Bộ giao Cục Đường sắt Việt Nam xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra toàn diện đối với các chức danh nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu trên đường sắt quốc gia.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận