Đất nước Nhật Bản luôn sở hữu những nét văn hóa độc đáo, riêng biệt, thậm chí nhiều du khách còn từng nhận xét đây là đất nước “kỳ lạ nhất hành tinh”. Điều này được thể hiện rõ qua cách làm việc, sinh hoạt, thói quen ăn uống đến cách người Nhật thiết kế nhà cửa.
Nếu lần đầu đến Nhật Bản, nhiều người sẽ dễ nhận thấy cách thiết kế nhà vệ sinh của người Nhật là không bao giờ thiết kế nhà vệ sinh dùng chung với nhà tắm.
Nếu tìm hiểu sâu hơn về nét văn hóa đặc biệt này, du khách sẽ không khỏi trầm trồ về sự tinh tế, chu đáo của người Nhật cũng như những lợi ích về sức khỏe mà chúng mang lại.
1. Văn hóa truyền thống
Từ bao đời nay, người Nhật ưa chuộng thiết kế nhà ở sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh. Điều này thể hiện ở việc nhà vệ sinh luôn được thiết kế cách xa khu nhà chính, cửa sổ khu vệ sinh phải phải được ánh sáng mặt trời chiếu vào, đảm bảo thông thoáng để không ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
2. Tốt cho sức khỏe
Người Nhật quan niệm, nhà tắm không chỉ được dùng để vệ sinh cá nhân mà còn giúp gia chủ thư giãn. Họ coi đây là “chốn thiên đường” nên phải thật thơm tho, ấm áp, tiện nghi để tiện cho việc nghỉ ngơi, phục hồi thể chất. Mặt khác, toilet là nơi để bài tiết chất thải, chứa nhiều vi khuẩn. Sự khác biệt trong quan niệm đã khiến hai khu vực này không thể hợp nhất lại thành một.
Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu khoa học, sau khi bạn xả chất thải, áp lực của nước có thể khiến vi khuẩn trong bồn cầu văng ra khu vực xung quanh trong bán kính 2m, bắn lên khăn tắm, bàn chải, khăn mặt… Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh, một số bàn chải đánh răng dùng trong nhà vệ sinh kết hợp nhà tắm có chứa vô số phân tử phân người bám vào.
3. Đảm bảo an toàn cho người sử dụng
Toilet của người Nhật rất tối tân và hiện đại, hầu hết 80% gia đình Nhật đều dùng loại bồn cầu này. Chúng có trang bị hệ thống phun rửa, sưởi ấm, phát nhạc tự động… nên cần phải cắm điện. Đó cũng là lý do mà người Nhật không thiết kế toilet chung với nhà tắm. Bởi đơn giản, họ muốn không gian vệ sinh phải tuyệt đối khô ráo, tránh nguy cơ chập cháy điện, gây nguy hiểm đến tính mạng.
4. Tiện lợi cho cuộc sống
Người Nhật dành nhiều thời gian trong nhà tắm và nhà vệ sinh như một cách thức tận hưởng cuộc sống, giải tỏa áp lực và lấy lại năng lượng. Do đó, họ quyết định thiết kế nhà tắm và nhà vệ sinh tách biệt nhau, tránh trường hợp các thành viên tranh nhau để sử dụng, ảnh hưởng xấu đến sinh hoạt.
Khi kết hợp toilet và nhà tắm, những đồ vật nào chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh?
- Bàn chải đánh răng hoặc kệ đựng bàn chải
Theo trang Prevention, 2 vật dụng này thường xuyên tích tụ nhiều vi khuẩn nguy hiểm như tụ cầu khuẩn, nấm mốc và nấm men do để gần bồn cầu. Lời khuyên cho bạn là nên thay bàn chải thường xuyên, cọ phần kệ đựng bàn chải 2 lần/tuần.
- Vòi hoa sen
Vòi hoa sen có kết cấu phức tạp, một khi đã bị nhiễm vi khuẩn sẽ khó cọ rửa và làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước, gây hại cho da và sức khỏe người dùng. Do đó, hãy tháo rời vòi hoa sen, cọ rửa chúng thường xuyên bằng cách ngâm trong dung dịch nước rửa chén sinh học, để qua đêm sau đó rửa lại với nước.
- Giấy vệ sinh
Môi trường nhà vệ sinh ẩm ướt nên chứa nhiều vi khuẩn. Ngoài ra, vi khuẩn dễ phát tán trong không khí, khi bám vào băng vệ sinh sẽ làm băng vệ sinh bị nhiễm khuẩn, gây bệnh phụ khoa cho chị em khi sử dụng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận