Quả na hay còn gọi là mãng cầu ta, là một loại trái cây phổ biến và chỉ cho thu hoạch 1 lần vào dịp tháng 8 hàng năm. Thời gian thu hoạch của na rất ngắn, chỉ kéo dài hơn 1 tháng, do đó vì bận rộn mà bạn không kịp thưởng thức mùi vị ngon ngọt của loại quả này thì chỉ có thể tiếc nuối mà chờ đến mùa na năm sau. Hương vị của na được ví như sự tổng hợp của các vị trong quả mãng cầu, chuối, đu đủ, dâu tây, dứa…
Không chỉ nổi tiếng bởi hương vị cuốn hút, na còn được biết đến như là thành phần trong nhiều bài thuốc trị bệnh và phòng bệnh. Trong Đông y, na vị ngọt, hơi chua, tính ấm, có tác dụng hạ khí tiêu đờm, chữa tiết tinh, đái tháo, giải trừ tiêu khát, trị sốt rét lâu ngày không khỏi, giảm mụn nhọt, sưng tấy…
Giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của quả na
Quả na được biết đến với hương vị thơm ngon, thường được dùng để ăn trực tiếp hoặc lọc bỏ hạt để làm nước ép sinh tố, kem hoặc dùng trong chế biến salad. Lưu ý, ăn hạt na khi bị giập nát có thể gây ngộ độc, nguy hiểm đến tính mạng do đó cần phải bỏ hết hạt trước khi ăn.
Trong y học hiện đại, na là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời cho cơ thể. Trung bình một quả na có thể cung cấp đến 1/5 lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày. Chính vì vậy, loại quả này được coi là thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng của con người.
Trong thành phần na giàu chất xơ, kali, carbohydrate, một số vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động. Bổ dưỡng là vậy nhưng loại quả này không chứa chất béo và cholesterol, hàm lượng natri thấp nên phù hợp cho sức khỏe người ăn kiêng hoặc đang trong quá trình giảm cân. Thực tế, một quả na trung bình, không có hạt và vỏ nặng khoảng 312g nhưng chứa đến 55g carbohydrate và chỉ có 2g chất béo… Khối lượng còn lại là nước và các chất dinh dưỡng khác.
Ăn na đem lại lợi ích gì cho sức khỏe?
1. Hỗ trợ sức khỏe tim
Quả na có hàm lượng natri và kali cân bằng, do đó ăn na thường xuyên giúp điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Thành phần giàu chất chống oxy hóa tự nhiên và vitamin C giúp cơ thể ngăn ngừa tổn thương bởi các gốc tự do tấn công chất béo, từ đó phòng ngừa cholesterol có hại. Ngoài ra, nhờ hàm lượng vitamin C cao nên thường xuyên ăn na giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống lại tác nhân gây bệnh, cải thiện sức khỏe của tim.
2. Duy trì sức khỏe não bộ
Quả na chứa hàm lượng lớn vitamin B6. Loại vitamin này có lợi cho hoạt động của não bộ, giúp kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA – được coi là tác nhân giảm căng thẳng, làm dịu thần kinh dễ bị kích thích, thuyên giảm bệnh trầm cảm. Nói cách khác, ăn na đều đặn có lợi cho sức khỏe não bộ của bạn. Đồng thời, hàm lượng vitamin B6 được đánh giá có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh parkinson (một căn bệnh thoái hóa mạn tính tiến triển, thường được gặp ở người cao tuổi).
3. Ngăn ngừa ung thư
Thành phần na chứa nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol, asimicin và bullatacinare... Tất cả các chất này có lợi trong phòng ngừa ung thư, chống hình thành bệnh sốt rét và bệnh giun hiệu quả. Na còn chứa nhiều chất cherimoya, chất này được chứng minh có lợi trong điều trị bệnh viêm khớp, co thắt dạ dày, các bệnh về tiêu hóa, thiếu máu, tăng huyết áp, decalcification, co thắt dạ dày, tiểu đường và các vấn đề sức khỏe khác.
Ngoài ra, ăn na trong thời gian dài giúp cải thiện tình trạng sức khỏe, phòng ngừa nhiễm trùng nướu răng, tăng cảm giác thèm ăn, cải thiện sức khỏe làn da, hỗ trợ vệ sinh răng miệng. Đồng thời, chúng cải thiện sức khỏe phổi, giảm mệt mỏi, chữa trị cảm giác tê ở chân.
4. Trị táo bón
Quả na đã được chứng minh có lợi cho quá trình tiêu hóa và bài tiết thức ăn nhờ hàm lượng chất xơ cao, do đó giúp điều trị táo bón hiệu quả. Hàm lượng chất xơ cao trong loại quả này còn giúp cân bằng hàm lượng cholesterol trong máu, cản trở sự hấp thụ cholesterol trong ruột, phòng ngừa hình thành tế bào ung thư trong ruột kết, bảo vệ niêm mạc ruột trước các chất độc hại.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận