Tờ Healthline từng đưa tin: Nếu cơ thể thiếu hụt canxi sẽ phải đối mặt với những vấn đề nguy hiểm như loãng xương, giảm xương, bệnh thiếu canxi (hạ canxi máu). Trẻ em không được cung cấp đủ canxi sẽ cản trở quá trình phát triển chiều cao, thậm chí ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống sau này.
Thông thường, tình trạng thiếu hụt canxi thường xuất phát từ chế độ ăn uống không dung nạp đủ thực phẩm giàu canxi, chẳng hạn như sữa, rau xanh… Hoặc do rối loạn chuyển hóa canxi (hình thành bởi bệnh rối loạn nội tiết tố, lão hóa hoặc lối sống thiếu vận động) – trong trường hợp này, kể cả cơ thể được cung cấp đầy đủ canxi đến đâu cũng không thể hấp thụ được.
1. Có vấn đề về răng
Canxi kết hợp với photpho tạo thành cấu tạo cơ bản của xương và răng, làm cho xương và răng chắc khỏe. Vậy nên, canxi là dưỡng chất thiết yếu trong việc duy trì sức khỏe răng, nếu cơ thể thiếu hụt canxi sẽ thúc đẩy các bệnh về răng phát triển. Chẳng hạn như chân răng yếu, kích thích nướu, răng giòn và sâu răng.
Ở trẻ em, biểu hiện thiếu canxi rõ ràng và hình thành sớm hơn người lớn vì lượng canxi dự trữ ít. Nếu tình trạng thiếu canxi xảy ra ở giai đoạn hình thành men răng và ngà răng thì răng sẽ bị ảnh hưởng, làm chậm quá trình hình thành răng.
2. Thường xuyên mệt mỏi
Hàm lượng canxi thấp có liên quan trực tiếp đến chứng mất ngủ hoặc buồn ngủ. Trong nhiều trường hợp, người không được cung cấp đủ canxi, vitamin vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không sâu, sau khi tỉnh dậy vẫn cảm thấy mệt mỏi. Cảm giác mệt mỏi do thiếu canxi khiến người bệnh thường xuyên ở trong trạng thái hoa mắt, chóng mặt, thiếu tập trung, hay quên.
Ngoài ra, người thiếu hụt canxi thường dễ tỉnh giấc vào ban đêm, giấc ngủ không sâu, khó ngủ lại sau khi tỉnh dậy. Đồng thời, họ thường cảm thấy chán ăn, hệ miễn dịch suy giảm, dễ cảm lạnh, da kém sắc…
3. Gây bệnh về da, tóc yếu, móng tay khô
Thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân khiến da trở nên khô và ngứa. Thậm chí, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra hàm lượng canxi sụt giảm trong máu có liên quan đến sự hình thành bệnh chàm và bệnh vẩy nến.
Ngoài ra, thiếu hụt canxi cũng gây nên tình trạng móng tay khô, dễ gãy và gãy. Đồng thời, nó cũng khiến tóc yếu và dễ rụng.
4. Hình thành bệnh về xương khớp
Hầu như chúng ta đều biết canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương khớp. Nếu cơ thể thiếu hụt canxi sẽ gây nên tình trạng loãng xương, khiến các cơ quan như cánh tay, bàn tay, bàn chân, chân và quanh miệng bị tê và ngứa ran. Triệu chứng dễ nhận thấy nhất khi nồng độ canxi tổng thể thấp là đau nhức cơ, hay bị chuột rút… thường xuyên xảy ra ở vùng đùi, cánh tay khi đi bộ và di chuyển.
Trong nhiều trường hợp, cơ thể không được cung cấp đầy đủ canxi sẽ rút canxi từ xương để duy trì hoạt động, từ đó khiến xương trở nên giòn, dễ gãy và dễ bị tổn thương. Sự thiếu hụt canxi cũng gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao, gù lưng, tăng sản xương, đau lưng, đi lại không thuận tiện…
Lưu ý:
Những người từ 19 – 50 tuổi được khuyến cáo nên cung cấp 1.000mg canxi/ngày. Trong khi với trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn tuổi thì cần bổ sung nhiều hơn để đảm bảo sức khỏe và phát huy tối đa khả năng phát triển chiều cao với trẻ trong tuổi dậy thì.
Bạn có thể tăng cường hàm lượng canxi trong cơ thể bằng cách bổ sung các sản phẩm từ sữa, ăn nhiều rau xanh, sữa đậu nành. Ngoài ra, canxi cũng có nhiều trong đậu hũ, ngũ cốc, các loại hạt (kể cả hạnh nhân và hạt vừng), quả sung.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận