Vào những hè nóng bức, sinh tố chanh leo là thức uống giải khát mà rất nhiều người ưa chuộng. So với nước chanh thông thường, nước chanh leo thơm lừng và có màu sắc bắt mắt hơn cả.
Không những vậy, loại quả này còn nổi tiếng là chứa một nguồn vitamin C, vitamin A dồi dào, cùng các axit amin như prolin, valin, tyrosin, treonin, arginin… có tác dụng chống lại các nhiễm trùng, chống oxy hóa mạnh, bảo vệ hệ miễn dịch. Nhờ vậy, nước chanh leo được cả người lớn lẫn trẻ nhỏ yêu mến, thậm chí uống thay nước lọc hàng ngày.
Giới chuyên gia khuyến cáo rằng, nước chanh leo dù chứa nhiều vitamin, khoáng chất nhưng sẽ chỉ tốt khi sử dụng điều độ. Chanh leo là loại quả vị chua, chứa nhiều axit nên nếu sử dụng theo một số cách dưới đây thì sẽ rước họa cho cơ thể.
1. Uống nước chanh leo khi bụng đói
Trong Đông y, chanh leo là loại quả có tính mát, vị chua ngọt. Loại quả này giàu tính axit, nếu sử dụng khi bụng đói sẽ khiến dạ dày phải co bóp nhiều và bị tổn thương do sự tác động của axit. Từ đó, có thể gây viêm loét dạ dày, làm trầm trọng hơn triệu chứng dạ dày, thậm chí gây xuất huyết dạ dày.
Cách dùng đúng: Tốt nhất mọi người chỉ nên uống nước chanh leo sau khi đã ăn đủ no khoảng 30 phút để không ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày.
2. Uống nhiều nước chanh leo trong một ngày
Biết được những công dụng đối với sức khỏe của chanh leo, nhiều gia đình thường pha sẵn loại nước này để trong tủ lạnh và khuyến khích người thân uống càng nhiều càng tốt. Thế nhưng, nước chanh leo dù bổ đến mấy cũng cần sử dụng điều độ mới phát huy hiệu quả, việc lạm dụng chắc chắn gây tác dụng. Tác hại dễ dàng nhận thấy nhất đó là tổn thương dạ dày do nước chanh leo tính axit cao. Sau đó, uống nhiều nước chanh leo pha đường có thể làm tăng lượng đường huyết, tăng nguy cơ tiểu đường.
Cách dùng đúng: Mỗi người uống không quá 2 cốc chanh leo (3 quả chanh) một ngày. Khi uống, nước chanh leo cần được pha loãng chứ không nên uống quá đặc để đảm bảo tính giải khát.
3. Đối với bệnh nhân dạ dày và người dị ứng
Như đã nói ở trên, chanh leo là một trong những loại trái cây có nhiều tính axit nhất. Nếu uống quá nhiều nước chanh leo một lúc có thể làm nghiêm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, hội chứng trào ngược dạ dày, chứng ợ chua… Ngoài ra, người dễ dị ứng cũng không uống chanh leo vì loại quả này có chứa các chất gây dị ứng, nổi mề đay.
Cách uống đúng: Người mắc bệnh dạ dày, người dễ dị ứng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống,
4. Uống nước chanh leo có cả hạt
Uống chanh leo kèm hạt là sở thích của nhiều người vì hạt chanh leo giòn dai, nhai rất thú vị. Tuy nhiên, trẻ con không nên ăn hạt để tránh hóc. Người lớn nếu ăn quá nhiều hạt chanh leo có thể gây khó tiêu.
Cách uống đúng: Tốt nhất nên lọc bỏ hạt chanh leo trước khi uống.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận