22g, đại tá Trần Công Hiểu, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, cho biết sau thời gian tìm kiếm, tàu của lượng biên phòng vẫn chưa phát hiện được vật thể nào. Theo đại tá Hiểu, có thể do gió to, sóng lớn, các vật thể này đã trôi dạt đi nơi khác.
19g20, tại Đài kiểm soát không lưu Phú Quốc, đã diễn ra buổi họp báo cho phóng viên các báo trong và ngoài nước về kết quả tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích.
Cuộc họp do ông Phạm Quý Tiêu - Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, chuẩn đô đốc Lê Minh Thành (phó tư lệnh Quân chủng Hải quân) và ông Lâm Hoàng Sa (phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang) đồng chủ trì.
Theo ông Phạm Quý Tiêu, dù đã rất nỗ lực nhưng đến thời điểm này các đợt tìm kiếm cứu hộ trên biển vẫn chưa phát hiện tín hiệu nào cho thấy liên quan đến chiếc máy bay bị mất tích.
“Tuy nhiên rất buồn là cho tới thời điểm này các đợt tìm kiếm cứu hộ trên biển vẫn chưa phát hiện tín hiệu nào cho thấy liên quan đến chiếc máy bay bị mất tích." - Ông Tiêu nói.
Ông Tiêu cho biết hiện tại VN đã cấp phép cho bốn quốc gia là Malaysia, Trung Quốc, Singapore và Mỹ tham gia tìm kiếm cứu hộ bao gồm cả máy bay và tàu cứu hộ.
Tổng số máy bay và tàu cứu hộ tham gia tìm kiếm là 34 máy bay, 40 tàu cứu hộ các loại, chưa kể các phương tiện của ngư dân.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu trong vòng vây của báo chí trong và ngoài nước tại cuộc họp báo tối 10-3 - Ảnh: Chí Quốc |
19g, ông Lê Văn Chiến - Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Vũng Tàu - cho biết đã yêu cầu một tàu chở hàng của Thái Lan qua vùng biển mà máy bay dân dụng cho biết phát hiện ra các mảnh vỡ lớn, cách Vũng Tàu 60km về phía Đông Nam tham gia tìm kiếm nhưng không có kết quả.
Cảng vụ Vũng Tàu đề nghị một tàu chở container Thái Lan đi qua khu vực tìm từ 17g30 đến 18g nhưng cũng chưa thấy gì bất thường.
18g30, tàu của Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã xuất phát thẳng tiến đến vùng biển mà máy bay Hong Kong phát hiện một số mảnh vỡ.
Đại tá Trần Công Hiểu, chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, cho biết: “Sau khi nhận được tin báo máy bay thương mại Hong Kong phát hiện nhiều mảnh vỡ gần vùng biển Vũng Tàu, chúng tôi lập tức điều một tàu cùng 10 cán bộ chiến sĩ ra ngay khu vực này để tìm kiếm."
Theo đại tá Hiểu, tàu này đã xuất phát lúc 18g30. "Tàu đi với vận tốc 30 hải lý/giờ. Đây là tàu có vận tốc thuộc loại cao nhất của lực lượng biên phòng tỉnh. Dự kiến đến 20g cùng ngày tàu sẽ đến khu vực trên để thực hiện việc tìm kiếm” - Đại tá Hiểu nói.
18g, trực thăng Mi 171 số hiệu 02 đã về đến sân bay Phú Quốc sau 3 giờ bay tìm kiếm trên vùng biển phía nam đảo Thổ Chu.
Đại tá Trần Văn Quang - trung đoàn trưởng Trung đoàn 917, cơ trưởng chuyến bay - cho biết hơn 1 giờ bay trên biển quanh khu vực phát hiện vật lạ nghi là phao cứu sinh, nhiều lần trực thăng hạ độ cao nhưng không phát hiện được gì.
17g30, ông Đoàn Hữu Gia - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Quản lý bay VN, chỉ huy trưởng Sở chỉ huy Trung tâm Tìm kiếm cứu nạn hàng không VN cho biết lực lượng tìm kiếm máy bay mất tích vẫn chưa phát hiện được dấu vết gì liên quan.
Theo ông Gia, ngày 10-3 diện tích tìm kiếm máy bay mất liên lạc đã lên tới 126.000km2.
17g, đại tá Trần Văn Lâm, phó sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 370, khẳng định đã khoanh vùng vị trí tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích cách đảo Thổ Chu (Phú Quốc) từ 150-300km.
"Những ngày tới, theo chỉ đạo của cấp trên, chúng tôi sẽ huy động các loại máy bay, tổ chức tìm kiếm trên vùng nghi vấn”. - Ông Lâm khẳng định.
Đại tá Trần Văn Lâm, phó sư đoàn trưởng Sư đoàn không quân 370 trả lời phỏng vấn báo chí tại sân bay Cà Mau chiều 10-3 - Ảnh: Tấn Đức |
16g30, Sở chỉ huy Tìm kiếm cứu nạn cục Hàng không cho biết cơ quan không lưu Hong Kong có thông báo chính thức: một máy bay dân dụng của Hong Kong phát hiện nhiều mảnh vỡ trên biển khi máy bay này bay ngang vùng biển cách Vũng Tàu khoảng 60km về phía Đông Nam.
Cụ thể, một máy bay trên đường hàng không L642 đã báo cáo với Trung tâm Kiểm soát đường dài Hong Kong, họ đã nhìn thấy một số mảnh vỡ lớn trên biển xung quanh tọa độ 9,320 vĩ Bắc - 107,150 kinh Đông.
Vị trí này cách điểm IGARY (điểm chuyển giao máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines giữa ACC Kuala Lumpur và ACC Hồ Chí Minh) khoảng 500km.
Phía Việt Nam đã đề nghị Trung tâm phối hợp Tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) thông báo các tàu thuyền đang hoạt động trên khu vực tìm kiếm, xác minh.
16g, 2 máy bay CASA 8981 và 8982 của Cảnh sát biển Việt Nam xuất phát từ Hải Phòng đã có mặt tại khu vực quân sự Sân bay Tân Sơn Nhất.
Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng không quân 918 cho biết sáng mai (11-3), hai máy bay này sẽ bay đến vị trí nghi máy bay Malaysia mất tích.
Đây là loại máy bay hiện đại, có khả năng bay liên tục trên biển 5 tiếng đồng hồ, có hệ thống chụp ảnh, ghi nhận tín hiệu hiện đại.
Máy bay của của cảnh sát biển Việt Nam từ Hải Phòng đã đến khu vực quân sự của sân bay Tân Sơn Nhất chiều 10-3 - Ảnh: Viễn Sự |
15g40, trực thăng Mi 171 số hiệu 8431, cất cánh từ Sân bay quân sự Cần Thơ đã hạ cánh xuống Sân bay Cà Mau, chở theo nhiều cán bộ để tăng cường cho lực lượng đang làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn đang trú đóng tại đây.
15g20, Cục Hàng không Việt Nam cho biết trực ban Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn khu vực 3 thông báo tàu HQ 637 báo về đã vớt được vật thể theo thông báo và yêu cầu của Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Malaysia ở vị trí cách đảo Thổ Chu 130km về phía Tây Nam.
Vật thể được xác định là nắp cuộn cáp đã đóng rêu. Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn yêu cầu tàu HQ 637 giữ vật thể tìm được, chụp ảnh gửi về Sở chỉ huy.
15g01, trung tá Nguyễn Đức Tải, người dẫn đường trực thăng Mi 171 số hiệu 04 thuộc trung đoàn 917, sư đoàn không quân 370 cho biết: “Vào khoảng 12g50 cùng ngày, trực thăng Mi 171 số hiệu 02, do đại tá Trần Văn Quang, trung đoàn trưởng trung đoàn 917- sư đoàn không quân 370 làm cơ trưởng đã cất cánh từ Sân bay Phú Quốc, bay đi tìm kiếm, cứu nạn tại vị trí 8 độ 47 phút 30 giây vĩ độ Bắc, 102 độ 55 phút 12 giây kinh độ đông. Đây là vị trí tìm kiếm mới, cách đảo Thổ Chu (Phú Quốc) khoảng 140 km”.
15g chiều 10-3, thuỷ phi cơ DHC-6 số hiệu VNT 777 của Quân chủng hải quân và trực thăng Mi 171 số hiệu 02 của trung đoàn 917 sư đoàn 370 đồng loạt cất cánh từ sân bay Phú Quốc hướng ra vùng biển phát hiện “vật thể lạ” nghi là phao cứu sinh ở phía nam đảo Thổ Chu để tiếp cận hiện trường.
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Phạm Quý Tiêu và phó chủ tịch UBDN tỉnh Kiên Giang Lâm Hoàng Sa có mặt trong đợt bay này.
13g26, Trung tâm tìm kiếm cứu nạn Malaysia thông báo tàu bay C130 của Singapore phát hiện vật thể trông giống máng cứu sinh (life raft) màu vàng tại tọa độ 8, 1605 độ vĩ Bắc – 102,5111 độ kinh Đông (cách đảo Thổ Chu 140km về phía Tây Nam) và yêu cầu VN hỗ trợ phương tiện đến xác minh.
Vị trí hai vật thể do máy bay C130 của Singapore và thủy phi cơ DHC-6 của Việt Nam phát hiện khá gần nhau. Theo Sở chỉ huy tìm kiếm cứu nạn hàng không, trên máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines trang bị 8 xuồng phao cứu sinh. |
Phía VN đã điều tàu HQ 2003 và Sar 1 tới vị trí phát hiện vật thể. Dự kiến 16g30 tàu HQ 2003 tiếp cận.
12g30, 3 máy bay Antonov 26 của Lữ đoàn không quân 918 đã trở về sân bay Tân Sơn Nhất sau hơn 4 tiếng bay và tìm kiếm chiếc máy bay của Malaysia bị mất tích nhưng không tìm thấy thêm một manh mối nào.
Lúc 11g trưa 10-3, phóng viên Đông Hà của Tuổi Trẻ đang theo tàu SAR-272 cho biết đã đến vị trí được phân công tìm kiếm cách đảo Thổ Chu 40 hải lý. Vùng tìm kiếm được phân công rộng 420 hải lý vuông.
Công tác tìm kiếm được triển khai rất khẩn trương. Tuy nhiên, đến 11g trưa nay vẫn chưa tìm được gì.
10g20 thủy phi cơ DHC-6 phát hiện một vật thể màu da cam nghi áo phao tại tọa độ 7,630 độ vĩ Bắc – 102, 5712 độ kinh Đông (cách đảo Thổ Chu 85 hải lý về phía Tây Tây Nam). Tuy nhiên do sóng lớn thủy phi cơ chưa vớt được vật thể trên.
10g sáng 10-3, tại vị trí cách đảo Thổ Chu khoảng 200km, thủy phi cơ DHC - 6 Quân chủng Hải quân, do đại úy Vương Đăng Nam, phi đội trưởng chỉ huy bay, thiếu tướng Lê Minh Thành, phó tư lệnh Hải quân chỉ huy buổi tìm kiếm cứu nạn đã phát hiện rất nhiều vết dầu loang trên một khu vực biển khá rộng.
Các vết dầu có màu vàng, bán kính hàng chục mét, chiều dài các vết dầu nhiều cây số. Vì thủy phi cơ bay thấp chừng 100, tốc độ 175km/g nên quan sát rất rõ. Các phóng viên chụp được nhiều hình rõ nét.
Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại tá Đỗ Đức Minh – Tham mưu phó quân chủng phòng không không quân cho rằng chưa có kết luận nào về các dấu hiệu như vệt dầu loang hay mảnh vỡ trôi trên biển là từ máy bay của Malaysia.
Phóng to |
Vết dầu loang nhìn từ thủy phi cơ Hải quân - Ảnh: Trọng Thiết |
Phóng to |
Vết dầu loang trên một diện tích biển khá lớn - Ảnh: Trọng Thiết |
Phóng to |
Vết dầu loang nhìn từ thủy phi cơ Hải quân - Ảnh: Trọng Thiết |
Phóng to |
Ảnh vật thể |
Phóng to |
Thiếu tướng Lê Minh Thành, phó tư lệnh hải quân (thứ hai từ phải sang), hội ý với tổ bay thủy phi cơ DHC-6 tại sân bay Phú Quốc chiều 9-3 - Ảnh: Ng.Triều |
* Trước đó, theo Sở chỉ huy TKCN cục Hàng không cho biết từ trưa 10-3, việc tìm kiếm sẽ chuyển dần sang hướng Đông Đông Bắc. Sáng 10-3 thứ trưởng Bộ GTVT đã lập sở chỉ huy tiền phương tại cảng hàng không Phú Quốc.
Thông tin từ văn phòng Ủy ban Quốc gia TKCN cho biết đến 10g30 ngày 10-3 phía Việt Nam đang có 7 tàu tìm kiếm máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Maylaysia mất liên lạc.
9g45, máy bay KASA số hiệu 212 cất cánh từ Gia Lâm đi Đà Nẵng và tiếp tục từ Đà Nẵng đi Tân Sơn Nhất sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có lện
Hiện nay tàu HQ 627 ở Phú Quốc đang sẵn sàng chở nhiên liệu cho tàu SAR 413 và các nhà báo trong nước và quốc tế ra hiện trường khu vực tìm kiếm có vật thể chưa xác định được thủy phi cơ DHC 6 phát hiện chiều 9-4
Tổng số máy bay Việt Nam đang tìm kiếm gồm: 3 máy bay AN26, 1 máy bay trực thăng MI 171, 1 thủy phi cơ DHC 6.
* Sáng 10-3, Văn phòng Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (TKCN) cho biết trong ngày 10-3 các lực lượng tìm kiếm tiếp tục tìm kiếm mở rộng về phía Tây Bắc so với khu vực tìm kiếm ban đầu.
Cụ thể, phía Malaysia đã thống nhất với Việt Nam tìm kiếm phía Nam đường FIR TP.HCM. Phía Singapore thống nhất sẽ tìm kiếm khu vực giữa Việt Nam và Malaysia.
Tổng hợp ngày 9-3, VN đã sử dụng 7 máy bay, bay 16 chuyến; điều 8 tàu các loại tham gia tìm kiếm tại hiện trường. Theo đề nghị của phía Trung Quốc và Hoa Kỳ, Việt Nam đã cấp phép cho 3 tàu Trung Quốc và 1 tàu Hoa Kỳ vào tìm kiếm cứu nạn. |
Đầu giờ sáng 10-3, 5 tàu của Việt Nam tìm kiếm tại khu vực mà thủy phi cơ DHC 6 phát hiện vật thể màu trắng hình chữ nhật, có lỗ ở giữa vào 18g15 ngày 9-3.
Vị trí phát hiện tại 8,4732 độ vĩ Bắc – 103,2226 độ kinh Đông (cách Nam đảo thổ Chu, Kiên Giang khoảng 30 hải lý).
Theo đề nghị của Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) do tàu SAR 413 không đủ nhiên liệu cho hoạt động tiếp theo, Ủy ban Quốc gia TKCN đã đồng ý cho tàu quay về bờ bổ sung nhiên liệu.
Nhiệm vụ chỉ huy hiện trường được tàu SAR 413 bàn giao cho tàu Cảnh sát biển CSB 2001 đến khi tàu SAR 413 quay trở lại tìm kiếm.
Ngoài ra, tàu HQ 888 (tàu nghiên cứu biển có trang bị máy quét đa tia và đo đa tia không gian 3 chiều) trong ngày hôm nay mang theo 1 đội thợ lặn đến khu vực nghi máy bay mất tích để tìm kiếm.
Vùng biển ở khu vực này sâu từ 20-40 thuận lợi cho thợ lặn làm nhiệm vụ.
Tổng hợp phương tiện tìm kiếm cứu nạn:
TT<?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" /> |
Quốc gia |
Hiện có | ||||
Tổng số máy bay |
Tổng số tàu |
Hải quân |
CSB |
TKCN Hàng hải | ||
1 |
Việt Nam |
7 |
8 |
4 |
2 |
2 |
2 |
Malaysia |
6 |
6 |
|||
3 |
TQ |
2 |
3 |
|||
4 |
Hoa Kỳ |
3 |
2 |
|||
5 |
Philippines |
|||||
6 |
Singapore |
2 |
3 |
|||
Tổng cộng |
20 |
22 |
4 |
2 |
2 |
7g10 sáng 10-3 máy bay Mi 171 mang số hiệu 02 đã được lệnh cất cánh rời Sân bay Cà Mau tiếp cận vị trí vết dầu loang và mảnh vật thể lạ cách đảo Thổ Chu khoảng 80km về phía Nam Tây Nam.
Vật thể nghi là cửa sổ của máy bay do thủy phi cơ hải quân VN chụp được chiều 9-3 - Ảnh: Duy Minh |
Đại tá Trần Văn Quang - Trung đoàn trưởng Trung đoàn không quân 917 (Sư đoàn không quân 370) cho biết ngoài máy bay Mi 171 số hiệu 02, một máy bay khác là Mi 171 số hiệu 04 cũng đã có lệnh xuất phát vào khoảng 8g45 tiếp cận vị trí nghi có vật thể lạ nói trên.
Phóng viên Tấn Đức của Tuổi Trẻ đã tháp tùng chuyến bay này tham gia tìm kiếm cứu nạn sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc.
“Dự kiến từ sân bay Cà Mau đến địa điểm vùng biển nghi có mảnh vỡ mất khoảng hơn 1 giờ bay. Các máy bay này sẽ có khoảng thời gian gần 2 giờ hoạt động liên tục tìm kiếm tại khu vực vùng biển xuất hiện mảnh vỡ nghi cánh cửa máy bay” đại tá Quang nói.
Lập “sở chỉ huy” chuyển tiếp thông tin trên không
Đại tá Đỗ Đức Minh - Tham mưu phó quân chủng phòng không không quân cho biết sáng nay (10-3), 3 máy bay Antonov 26 của Lữ đoàn không quân 918 sẽ xuất phát để tiếp tục tìm kiếm tung tích chiếc máy bay Malaysia mất tích.
3 máy bay Antonov 26 của Lữ đoàn không quân 918 sẽ xuất phát để tiếp tục tìm kiếm tung tích chiếc máy bay Malaysia mất tích - Ảnh: T.T |
Trong đó, 2 chiếc Antonov 26 sẽ chịu trách nhiệm trinh sát: tìm kiếm tất cả các vật thể, dấu hiệu nghi vấn về chiếc máy bay mất tích.
Chiếc còn lại sẽ được dùng để làm trung tâm chuyển tiếp thông tin, tín hiệu của hai máy bay trinh sát, tổng hợp và phân tích các thông tin này.
Cùng bay còn có một số lãnh đạo của quân chủng phòng không không quân, trực tiếp chỉ huy việc tìm kiếm cứu nạn.
Hiện cũng có rất đông phóng viên các hãng thông tấn của Anh, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc… có mặt tại đây và đã được quân chủng phòng không không quân cho phép có mặt trên máy bay trinh sát để đưa tin.
Do tính chất quan trọng của việc tìm kiếm cứu nạn và đặc thù của máy bay quân sự, các phóng viên đã được tập huấn việc sử dụng các thiết bị an toàn, cứu sinh trên máy bay và xử lý những tình huống khẩn cấp.
Đại tá Đỗ Đức Minh cũng lưu ý tất cả các dấu hiệu như vùng nước màu vàng, mảnh vỡ phát hiện hiện trên vùng biển vịnh Thái Lan đều chưa thể khẳng định là từ máy bay Malaysia hay là vật thể khác.
Tất cả các tín hiệu bất thường nghi vấn thuộc chiếc máy bay của Malaysia đều sẽ được phân tích kỹ càng trước khi kết luận.
Hai phóng viên Viễn Sự và Thuận Thắng của báo Tuổi Trẻ hiện đã có mặt tại khu vực quân sự sân bay Tân Sơn Nhất và đã được Quân chủng phòng không không quân tạo điều kiện để có mặt trong các chuyến bay này.
8g20, thủy phi cơ DHC-6 do đại úy Vương Đăng Nam làm phi đội trưởng tiếp tục cất cách lần thứ hai ra vị trí cách đạo Thổ Chu gần 100km để tìm kiếm máy bay Malaysia mất tích. Đi cùng lực lượng tìm kiếm có lực lượng quân y, người nhái, phóng viên.
Thủy phi cơ DHC-6 - Ảnh: Trọng Thiết |
Máy bay sẽ tiếp tục bay trong phạm vi 30-40km2 ở độ cao trên dưới 100m trong vòng 2-3 giờ. Nếu phát hiện vết dầu loang hoặc các vật thể khả nghi, máy báy có thể hạ cánh xuống nước để tìm vớt mẫu vật.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận