01/10/2024 15:51 GMT+7

30 người nhái tinh nhuệ nhất của Đặc công Hải quân lặn tìm người mất tích ở cầu Phong Châu

30 thợ lặn (người nhái) thuộc Lữ đoàn Đặc công 126 (Quân chủng Hải quân) dùng khí tài lặn kết hợp với các phương tiện tìm kiếm người mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu (Phú Thọ).

30 'người nhái' tinh nhuệ của Đặc công Hải quân lặn tìm kiếm người mất tích ở cầu Phong Châu - Ảnh 1.

Thợ lặn kiểm tra lại khí tài trước khi tổ chức tìm kiếm - Ảnh: VŨ HƯỞNG

Ngày 1-10, 30 thợ lặn của Lữ đoàn Đặc công 126 (Quân chủng Hải quân) đã phối hợp với các lực lượng của tỉnh Phú Thọ triển khai lặn, tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu Phong Châu.

Theo đó, Lữ đoàn Đặc công 126 sử dụng 30 thợ lặn, 15 bộ máy lặn thở đồng bộ, 3 máy nén khí cơ động, 2 xuồng cao su, 1 buồng tăng giảm áp cá nhân, 3 bộ thông tin thủy âm đồng bộ và các trang bị bảo đảm khác.

Thợ lặn được trang bị khí tài chuyên dụng, đi trên xuồng cứu nạn xuất phát từ vị trí cầu phao mới lặn tìm đến khu vực cầu sập.

Các thợ lặn thả phao tiêu, đánh dấu vị trí lặn theo hình thức lưới ô vuông. Các điểm đánh dấu cách nhau khoảng 100m để tránh sót mục tiêu.

Trung tá Phạm Ngọc Tuấn Anh, phó lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Đặc công 126, cho biết 30 thợ lặn tinh nhuệ nhất của đơn vị tìm kiếm toàn bộ khu vực từ chân cầu Phong Châu về hạ lưu cầu đến khu vực cầu phao mới.

"Chúng tôi sẽ tổ chức tìm kiếm kỹ từng khu vực một, khoảng cách tìm kiếm ở các vị trí ở dưới chúng tôi sẽ đánh dấu ô vuông. Cụ thể là khi tìm kiếm, mỗi khu vực tìm kiếm xong chúng tôi sẽ đánh dấu phao như là rà phá bom mìn ở trên cạn để dễ hình dung. 

Sau khi kết thúc các vị trí thì chúng tôi sẽ báo kết quả hằng ngày và có tham mưu thêm cho UBND tỉnh và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh về các biện pháp tìm kiếm tiếp theo" - trung tá Tuấn Anh chia sẻ.

30 người nhái tinh nhuệ nhất của Đặc công Hải quân lặn tìm người mất tích ở cầu Phong Châu - Ảnh 2.

Lữ đoàn Đặc công 126 đã lựa chọn những thợ lặn có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm trong tìm kiếm cứu nạn ở môi trường sông, biển - Ảnh: VŨ HƯỞNG

Trung tá Tuấn Anh cũng cho biết ngoài việc thực hiện tìm kiếm theo kế hoạch, thì các thợ lặn của lữ đoàn cũng sẵn sàng tìm kiếm nếu như gia đình, thân nhân của các nạn nhân có nhu cầu ở các vị trí mà theo vấn đề về tín ngưỡng, văn hóa của người dân, nếu như đảm bảo an toàn.

Hiện tại dòng nước chảy xiết, tầm nhìn dưới nước rất hạn chế, phù sa lớn, thợ lặn phải vận dụng tổng hợp các kỹ thuật chuyên môn để tìm kiếm và kết hợp với kỹ thuật bằng tay để tìm kiếm nạn nhân. Chỉ huy Lữ đoàn 126 chỉ huy thợ lặn luân phiên nhau duy trì liên tục dưới nước.

Trong sáng 1-10, Đại tướng Phan Văn Giang - bộ trưởng Bộ Quốc phòng - đã điện thoại cho trung tá Phạm Ngọc Tuấn Anh để kiểm tra, nắm tình hình và động viên bộ đội nỗ lực, quyết tâm cao trong tìm kiếm cứu nạn và đảm bảo công tác an toàn về mọi mặt.

Trước đó chiều 30-9, 40 cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn Đặc công Hải quân 126 cùng phương tiện chuyên dụng do trung tá Phạm Ngọc Tuấn Anh chỉ huy đã có mặt ở khu vực cầu Phong Châu, để chuẩn bị tham gia tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ sập cầu.

Sau đây là một số hình ảnh tại buổi lặn tìm kiếm ngày 1-10 của Lữ đoàn Đặc công 126 tại khu vực cầu Phong Châu:

30 người nhái tinh nhuệ của Đặc công Hải quân lặn tìm kiếm người mất tích ở cầu Phong Châu - Ảnh 3.

Thợ lặn được trang bị khí tài chuyên dụng, đi trên xuồng cứu nạn xuất phát từ vị trí cầu phao mới lặn tìm đến khu vực cầu sập - Ảnh: THÀNH ĐẠT

30 người nhái tinh nhuệ của Đặc công Hải quân lặn tìm kiếm người mất tích ở cầu Phong Châu - Ảnh 4.

Chỉ huy giao nhiệm vụ trước khi các "người nhái" lặn - Ảnh: VŨ HƯỞNG

30 người nhái tinh nhuệ của Đặc công Hải quân lặn tìm kiếm người mất tích ở cầu Phong Châu - Ảnh 5.

Các thợ lặn thả phao tiêu, đánh dấu vị trí lặn theo hình thức lưới ô vuông - Ảnh: VŨ HƯỞNG

30 người nhái tinh nhuệ của Đặc công Hải quân lặn tìm kiếm người mất tích ở cầu Phong Châu - Ảnh 6.

Các điểm đánh dấu cách nhau khoảng 100m để tránh sót mục tiêu - Ảnh: VŨ HƯỞNG

30 người nhái tinh nhuệ nhất của Đặc công Hải quân lặn tìm người mất tích ở cầu Phong Châu - Ảnh 7.

Công tác an toàn cho thợ lặn luôn được chú trọng. Hệ thống thông tin liên lạc được duy trì thông suốt, từ chỉ huy trên bờ với chỉ huy dưới xuồng và thợ lặn dưới nước - Ảnh: VŨ HƯỞNG

30 người nhái tinh nhuệ của Đặc công Hải quân lặn tìm kiếm người mất tích ở cầu Phong Châu - Ảnh 8.

Thợ lặn liên lạc với chỉ huy trên bờ - Ảnh: VŨ HƯỞNG

30 người nhái tinh nhuệ nhất của Đặc công Hải quân lặn tìm người mất tích ở cầu Phong Châu - Ảnh 9.

Hiện tại dòng nước chảy xiết, tầm nhìn dưới nước rất hạn chế, phù sa lớn, thợ lặn phải vận dụng tổng hợp các kỹ thuật chuyên môn để tìm kiếm và kết hợp với kỹ thuật bằng tay để tìm kiếm nạn nhân - Ảnh: VŨ HƯỞNG

Như Tuổi Trẻ Online đưa tin, khoảng 10h ngày 9-9, cầu Phong Châu nối 2 huyện Lâm Thao và Tam Nông bất ngờ bị sập, khiến 2 nhịp cầu rơi xuống lòng sông Hồng.

Vụ việc khiến 10 xe (1 xe tải, 2 xe đầu kéo, 6 xe máy, 1 xe máy điện) rơi xuống sông, 8 người mất tích.

Đến nay, các lực lượng đã tìm kiếm được 4 nạn nhân, trục vớt được 1 xe đầu kéo. Hiện còn 4 nạn nhân và 7 phương tiện chưa tìm thấy.

'Người nhái' đặc công Hải quân lặn tìm kiếm người và phương tiện mất tích ở cầu Phong Châu - Ảnh 2.Vụ sập cầu Phong Châu: Bộ Quốc phòng điều 15 người nhái tinh nhuệ nhất tìm kiếm người mất tích

15 đặc công người nhái tinh nhuệ nhất của Binh chủng đặc công (Bộ Quốc phòng) sẽ tiến hành rà soát tổng quan từ chân cầu Phong Châu cũ, bán kính rộng 10km để tìm kiếm nạn nhân mất tích.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên