12/11/2024 16:01 GMT+7

30 năm Chủ nhật xanh: Hành trình vì TP Bác xanh hơn

Tính từ ngày ra đời, Chủ nhật xanh đến nay đã bước qua chặng đường 30 năm, một hành trình đủ dài để có thể khẳng định sức sống của một phong trào hành động cho TP Bác xanh hơn.

30 năm hành trình vì TP Bác xanh hơn - Ảnh 1.

Chủ nhật xanh sau 30 năm vẫn có sức sống bền bỉ, tạo thói quen giữ vệ sinh, góp phần xây dựng nếp sống xanh trong cộng đồng - Ảnh: K.ANH

Đánh dấu hành trình ấy (1994 - 2024), Thành Đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM vừa có buổi tọa đàm "Giải pháp phát triển mô hình ngày Chủ nhật xanh trong giai đoạn hiện nay".

Chủ nhật xanh không chỉ là dọn rác, kênh rạch mà còn nhiều hoạt động khác qua các gợi mở, đặt hàng từ tọa đàm này. Có nhiều cách làm gắn với thực tiễn và cần tiếp tục vận động đoàn viên thanh niên có hoạt động, cách làm hay hướng đến Net Zero vì tương lai mai sau.

Anh NGÔ MINH HẢI (bí thư Thành Đoàn, chủ tịch Hội LHTN Việt Nam TP.HCM)

Sức sống bền bỉ

Từ chương trình Chủ nhật xanh đầu tiên tại xã Tăng Nhơn Phú A, huyện Thủ Đức (nay là TP Thủ Đức), đến nay đã hoàn thành Chủ nhật xanh lần thứ 155 trên khắp địa bàn TP.HCM. Năm 2017, mô hình này đã được Trung ương Đoàn nhân rộng phạm vi cả nước.

Chủ nhật xanh, nói như lời phó chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM Doãn Trường Quang rằng có thể gọi là "thương hiệu quốc dân".

Bảo chứng là cái tên ngay lần đầu ra mắt đến nay vẫn không thay đổi. Và không chỉ ở số lần tổ chức, mấu chốt là chương trình được duy trì, nhân rộng, có nhiều mô hình mới, cách làm hay, hoạt động đơn giản nhưng kết nối chặt chẽ, mang lại hiệu quả thiết thực trong đời sống người dân.

"Chủ nhật xanh đã có sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, sự phối hợp chặt chẽ từ chính quyền, đoàn thể các cấp và huy động sự tham gia, đồng thuận của mọi tầng lớp nhân dân, mang sức sống bền bỉ, tạo ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao ý thức cộng đồng" - anh Quang nói.

Chia sẻ tại tọa đàm, nhiều đơn vị cũng nhìn nhận cách làm bền bỉ gắn với nhu cầu thực tế tại khu dân cư, nhà xưởng, trường học đã góp phần thay đổi hành vi, từng chút một xây dựng nếp sống xanh.

Bà Ngô Nguyễn Ngọc Thanh - chi cục phó Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM) - cho rằng lực lượng trẻ đã thể hiện vai trò xung kích, tiên phong khi sáng tạo giải pháp, cách làm phù hợp tham gia giải quyết vấn đề môi trường tại địa phương, cơ quan, trường học.

"Các bạn đã ứng dụng công nghệ, phát huy mặt tích cực của mạng xã hội để truyền thông nhiều hoạt động lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu trong cộng đồng dân cư, góp phần nâng cao hiệu quả các chương trình bảo vệ môi trường của TP", bà Thanh nói.

Gắn kết cộng đồng chung

Ông Nguyễn Văn Đua - nguyên phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM - đánh giá Chủ nhật xanh đã góp phần làm cho TP đẹp hơn, mọi người cùng tham gia và thêm yêu TP hơn. Có thể thấy được sự giáo dục qua mô hình Chủ nhật xanh đối với các bạn trẻ xây dựng lối sống xanh, vì cộng đồng.

Chủ nhật xanh cũng là một trong những giải pháp kết tập thanh niên, gắn kết các bạn trẻ từ nhiều địa bàn, cả những câu lạc bộ - đội - nhóm. Theo ông Đua, Chủ nhật xanh còn để lại mối quan hệ cộng đồng cư dân khi mọi người cùng nhau làm cho khu phố nơi mình sinh sống ngày càng xanh, sạch, đẹp. "Đó chính là mối quan hệ cộng đồng. Nhìn ở góc độ nào đó, Đoàn - Hội còn tiếp cận được các bạn trẻ trên không gian mạng cùng tham gia Chủ nhật xanh" - ông Đua nói.

"Nhưng hậu Chủ nhật xanh là gì?" - ông Đua đặt câu hỏi và trả lời rằng làm sao để người dân TP thay đổi hành vi sống xanh, để đến lúc nào đó Chủ nhật xanh... thất nghiệp vì mọi người đã duy trì nếp sống xanh, sạch, đẹp. "Tôi nghĩ chào mừng 50 năm thống nhất đất nước, Thành Đoàn tiếp tục mời gọi thanh niên, cả các bạn trên không gian mạng và mọi người cùng thực hiện nếp sống xanh, xây dựng TP xanh" - ông Đua gợi ý.

Từ thực tế tại địa bàn, anh Nguyễn Khắc Quốc Huy - bí thư Đoàn phường 8, quận 10 - cho biết địa phương thường xuyên ra quân dọn vệ sinh khu dân cư, kết hợp thanh niên và người dân cùng làm để xây dựng thói quen cho mọi người. Cùng với dọn vệ sinh con hẻm, tuyến phố còn trồng cây xanh, không xả rác bừa bãi, kêu gọi sống xanh từ chính việc hạn chế sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần.

"Chúng tôi chọn truyền thông, giáo dục cho thiếu nhi về lối sống xanh để chính các em sẽ trở thành tuyên truyền viên tại gia đình và cộng đồng xung quanh" - anh Huy cho hay.

Kết tập nhóm bạn trẻ hành động vì môi trường

Chủ nhật xanh đã ghi nhận sự chung tay của một số câu lạc bộ - đội - nhóm bạn trẻ yêu thích hoạt động bảo vệ môi trường. Có câu lạc bộ sau đó đã về chung mái nhà của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM.

Câu lạc bộ Sài Gòn Xanh chia sẻ cách các bạn bền bỉ vớt rác, tuyên chiến với những dòng kênh đen. Đó là lắp phao chắn rác để chừng một, hai tháng sẽ quay lại thu gom, khơi thông dòng chảy trả lại màu xanh cho những dòng kênh.

Các bạn không ngại ngâm mình giữa dòng kênh đen trong bộ đồ bảo hộ với ước mong truyền đi thông điệp đừng xả rác bừa bãi mà hãy chung tay bảo vệ môi trường sống của chính chúng ta.

Ứng dụng chuyên môn

30 năm hành trình vì TP Bác xanh hơn - Ảnh 2.

Câu lạc bộ Sài Gòn Xanh chọn tuyên chiến với các dòng kênh đen, trả lại màu xanh cho TP - Ảnh: K.ANH

Phó bí thư Đoàn Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) Trịnh Đông Nghi cho biết các khoa chuyên ngành có kiến thức sâu về môi trường, sinh học và vật liệu đã tiên phong nghiên cứu, đề xuất các giải pháp cải tạo cảnh quan đô thị, xử lý ô nhiễm và hướng tới phát triển bền vững.

Sinh viên khoa sinh học - công nghệ sinh học vận hành "vườn ươm tuổi thơ" nghiên cứu các hệ sinh thái thực vật phù hợp với điều kiện đô thị, giúp giảm hiệu ứng nhiệt độ và cải thiện chất lượng không khí. Từ đó xây dựng mô hình cây xanh, thủy canh và cùng học sinh lắp đặt tại một số trường tiểu học trên địa bàn TP giúp cải thiện cảnh quan môi trường.

Còn sinh viên khoa môi trường có dự án, hành trình học kỳ màu xanh hướng dẫn học sinh phân loại rác, trồng cây. Sinh viên khoa khoa học và công nghệ vật liệu lại nghiên cứu và ứng dụng công trình nghiên cứu và phát triển vật liệu phân hủy sinh học. Các bạn chia sẻ về lợi ích của đồ dùng từ vật liệu phân hủy mà khi dùng giúp giảm thiểu tác động môi trường, mở ra hướng đi mới trong việc sử dụng tài nguyên bền vững.

30 năm hành trình vì TP Bác xanh hơn - Ảnh 3.Cần duy trì Chủ nhật xanh thường xuyên

Lúc ở quê, tôi vẫn thấy Chủ nhật xanh được duy trì đều đặn vào sáng chủ nhật hằng tuần, dân cư khắp các xóm cùng nhau tổng vệ sinh, làm đẹp làng quê ngõ xóm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên