Rau muống được nhiều người ưa chuộng vì dễ ăn, dễ chế biến và có tính giải nhiệt cao. Trong những ngày thời tiết oi bức, trên mâm cơm nhà bạn chỉ cần có một bát canh rau muống luộc, một ít thịt ba chỉ chấm cùng với nước mắm cay xè là đã đủ làm hài lòng mọi thành viên trong gia đình.
Rau muống được đánh giá là loại thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe như vitamin, chất xơ, protein, canxi, sắt… Những axit amin này đều quan trọng với cơ thể, rất cần thiết cho bệnh nhân thiếu máu, người vừa ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm.
Trong Đông y, rau muống có vị nhạt, tính mát, dùng để thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, kích thích hệ tiêu hóa, chữa rôm sảy, mụn nhọt… Khi ăn rau muống, bạn cần tránh mắc phải những sai lầm sau đây kẻo mang bệnh vào người.
1. Không ăn rau muống khi bị viêm khớp, sỏi thận...
Theo Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), những người mắc các bệnh dưới đây không nên ăn rau muống vì có thể làm sức khỏe kém đi.
- Người bị viêm khớp: Không nên ăn rau muống vì trong thành phần có chứa một số chất làm người bệnh khó chịu, đau nhức hơn. Tuy nhiên, người bị loãng xương, huyết áp 90/60 mmHg, ăn rau muống vẫn tốt do trong rau có hàm lượng canxi cao.
- Người bị gút: Vì rau muống chứa nhiều đạm nên không phải là thực phẩm phù hợp cho người bệnh gút bởi có thể khiến bệnh nặng hơn.
- Người bị sỏi thận: Rau muống chứa hàm lượng oxalate cao, khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ hình thành phản ứng kết tủa ở thận tạo sỏi.
- Người đang điều trị bằng thuốc Đông y: Trong thành phần rau muống có chất làm giã thuốc, ăn vào sẽ mất hiệu quả chữa bệnh.
2. Không nên ăn rau muống khi chưa rửa sạch, không ăn rau sống hoặc chín tái
Bàn luận về rau muống PGS.TS Nguyễn Thị Lâm (Nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia) cho biết: Rau muống thường được người dân trồng nhiều ở những vùng ao, hồ - là những nơi có nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng rất cao. Chính vì vậy, cần lưu ý các bước làm sạch rau trước khi chế biến, nên rửa rau thật kỹ để phòng tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm, suy giảm hệ miễn dịch và mắc các bệnh nguy hiểm.
Ngoài ra, bạn không nên ăn rau muống sống hoặc chín tái vì giun sán có thể ký sinh trong cơ thể gây bệnh nguy hiểm. Bên cạnh đó, ở nhiều nơi, để nhanh chóng được thu hoạch mà rau muống bị phun rất nhiều thuốc kích thích, do đó bạn nên tránh ăn rau muống sống để phòng ngừa tình trạng bị ngộ độc, sinh bệnh nguy hiểm.
3. Không ăn rau muống khi vết thương chưa liền da
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), người có vết thương hở không nên ăn rau muống vì có thể để lại những vết sẹo xấu sau này. Bởi rau muống có thể làm kích thích phát triển các tế bào gây sẹo lồi, khiến da mất thẩm mỹ. Ngoài ra, ăn rau muống sẽ khiến khiến quá trình mọc da non của bạn ngứa ngáy, khó chịu hơn bình thường.
Ăn rau muống như thế nào để có lợi cho sức khỏe?
- Đảm bảo vệ sinh rau muống thật sạch trước khi ăn. Bạn nên rửa sạch rau qua với nước sau đó ngâm lại bằng nước muối loãng.
- Không ăn rau muống sống hoặc chưa chín hẳn để tránh mắc các bệnh về đường ruột như sán lá gan, khó tiêu, dị ứng…
- Khi chọn rau muống, nên chọn những loại có cọng nhỏ vì ăn sẽ giòn và ngon hơn những cây rau muống cọng to khác.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận