1-Bia, rượu và thức uống chứa cồn
Mỗi người trong chúng ta sẽ hấp thụ rượu với một tốc độ khác nhau. Phụ nữ, thanh niên và những người thể trạng yếu có xu hướng hấp thụ rượu nhanh hơn nam giới, những người trưởng thành và có thể lực tốt.
Tuy vậy, bất cứ ai cũng không nên uống rượu khi bụng đói.
Mặc dù sức khỏe gan sẽ ảnh hưởng chính đến tốc độ xử lý rượu, nhưng việc ăn uống cũng đóng một vai trò lớn trong cách cơ thể chúng ta xử lý chất cồn. Rượu được hấp thụ nhanh nhất bởi ruột non. Rượu ở trong dạ dày càng lâu thì việc hấp thu càng chậm và càng ảnh hưởng đến cơ thể.
Khi bụng no, thức ăn sẽ ngăn không cho rượu thẩm thấu vào ruột non quá nhanh. Ngược lại, khi uống lúc đói, phần lớn lượng rượu sẽ đi nhanh từ dạ dày vào ruột non, sau đó nhanh chóng được hấp thụ vào máu.
Điều này làm gia tăng một cách nhanh chóng tất cả các tác dụng phụ của việc uống rượu, chẳng hạn như khả năng suy nghĩ, sự tỉnh táo và điều phối các chuyển động của cơ thể.
2-Nước chanh
Một ly nước chanh loãng trước bữa ăn có thể là giải pháp để tăng cường trao đổi chất, nhưng uống thức nước này khi vừa ngủ dậy và hoặc với cái bụng trống rỗng, thì không nên chút nào.
Chanh chứa lượng axit cao, khi dạ dày không có thức ăn, lượng axit này sẽ dễ dàng bào mòn lớp niêm mạc dạ dày, khiến chúng ta có nguy cơ cao bị loét, viêm dạ dày.
3-Trà, cà phê
Trà và cà phê đều là những thức uống tốt, giúp tâm trí thư giãn, tỉnh táo, nhưng chúng chỉ phát huy tác dụng nếu bạn uống khi đã ăn no, hoặc ở thời điểm dạ dày không trống rỗng.
Lý do là khi bụng đói, hai thức nước này sẽ gây ra các phản ứng phụ như buồn nôn, chóng mặt, khó chịu, căng thẳng. Những người bị thiếu máu, nếu uống trà lúc đói còn có thể làm giảm tỉ lệ hấp thu sắt từ các nguồn thực phẩm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận