Sự xuất hiện của bệnh ung thư không chỉ liên quan đến yếu tố di truyền mà còn liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống thường ngày của con người. Như chúng ta đã biết, hút thuốc và uống rượu bia có thể gây ung thư phổi, ung thư gan, ung thư thực quản và nhiều căn bệnh mãn tính khác.
Tuy nhiên, ngoài thuốc lá và rượu bia, còn có 3 loại thực phẩm rất phổ biến trong cuộc sống còn có thể gây ung thư nhanh hơn.
1. Trầu cau
Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) - một cơ quan thuộc WHO đã xếp trầu cau vào danh sách tác nhân gây ung thư nhóm 1. Theo cơ quan này, trầu cau có chứa các thành phần chính như ancaloit và polyphenol, alkaloid là chất độc gây đột biến gen, và liên quan chặt chẽ nhất đến sự xuất hiện của bệnh ung thư.
Ngoài ra, khi trầu cau ăn kèm với vôi sẽ gây ra kích thích và tăng sản niêm mạc miệng. Vôi và hạt cau gây ra phản ứng oxy đặc biệt, có thể gây ra tổn thương oxy hóa DNA của tế bào niêm mạc miệng, từ đó gây ra bệnh ung thư miệng.
2. Thịt đã qua chế biến
Thịt đã qua chế biến là thịt đã được làm khô, xử lý hoặc được tẩm ướp hương vị để thơm ngon hơn và có hạn sử dụng dài hơn, ví dụ như xúc xích, lạp xưởng, thịt đóng hộp, cá muối.
Những thực phẩm này tuy rất ngon miệng nhưng lại được chứng minh có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng. Lý do bởi loại thịt này chứa nhiều chất phụ gia, có thể chứa các hóa chất hình thành trong quá trình chế biến hoặc nấu thịt
Vào năm 2018, Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Thế giới thuộc WHO và Viện Ung thư Hoa Kỳ đã đưa ra kết luận của nghiên cứu: Nếu tiêu thụ 50g thịt chế biến mỗi ngày, nguy cơ ung thư đại trực tràng sẽ tăng khoảng 16%, nếu tiêu thụ 100g thịt đỏ mỗi ngày, nguy cơ sẽ tăng khoảng 12%.
3. Thực phẩm bị mốc hoặc hư hỏng
Nhiều người tiết kiệm cho rằng thực phẩm bị mốc không cần vứt đi, chỉ cần cắt bỏ phần bị mốc là có thể ăn được. Trên thực tế, thực phẩm bị mốc hoặc để lâu ngày có thể đã bị nhiễm Aspergillus flavus, mặc dù nấm mốc chỉ biểu hiện một phần, nhưng sợi nấm bên trong có thể đã lan ra khắp thực phẩm.
Aspergillus flavus sản sinh ra aflatoxin, không thể bị tiêu diệt qua quá trình đun nóng. Nó độc gấp 68 lần asen, đồng thời nó cũng được WHO xếp vào nhóm 1 các chất gây ung thư nguy hiểm cho gan.
Ngày nay, có rất nhiều người vẫn còn thói quen giữ lại đồ ăn ẩm mốc để tiết kiệm, lâu ngày bạn sẽ tăng nguy cơ nhiễm độc aflatoxin. Nếu hấp thụ aflatoxin số lượng ít, cơ thể có thể cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, ngộ độc. Trong trường hợp nặng có thể dẫn đến suy gan, thậm chí là tử vong.
Trong thời gian ngắn, bạn có thể bị sốt, buồn nôn, nôn mửa và các triệu chứng ngộ độc khác, trong trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy gan, thậm chí tử vong.
Làm thế nào để ngăn ngừa sự tác động của Aspergillus flavus?
Điều quan trọng nhất là tránh ăn thực phẩm bị mốc, bạn nên hiểu rằng aflatoxin có thể được tìm thấy trong hơn 100 loại thực phẩm như các loại hạt, ngô, đậu, lạc, hạt dưa. Aspergillus flavus có hàm lượng cao nhất trong lạc, ngô và các loại đậu nên nếu những thực phẩm này bị mốc thì phải vứt bỏ ngay.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận