14/04/2021 06:04 GMT+7

3 ca nhiễm COVID-19 ở Khánh Hòa, vắc xin nào hiệu quả nhất

L. ANH - TÚ ANH
L. ANH - TÚ ANH

TTO - Một số loại vắc xin đã được phép sử dụng tiêm chủng đã và đang gây lo ngại với triệu chứng hình thành huyết khối sau tiêm. Nhưng vắc xin của Moderna đến giờ chưa gây ra tình trạng này.

3 ca nhiễm COVID-19 ở Khánh Hòa, vắc xin nào hiệu quả nhất - Ảnh 1.

Lọ vắc xin của hãng Moderna - Ảnh: REUTERS

Bản tin sáng 14-4 của Bộ Y tế cho biết có 3 ca mắc mới COVID-19 là người nhập cảnh tại Khánh Hòa sau chuyến bay về từ Đức ngày 11-4, nâng tổng số ca mắc tại Việt Nam lên 2717. Hiện đã có trên 60.000 người Việt Nam tiêm vắc xin COVID-19, các tỉnh, thành phố chuẩn bị tiêm đợt 2.

Theo báo Independent, với 64,5 triệu mũi tiêm đã được thực hiện ở nhiều nước, loại vắc xin (vaccine) ngừa COVID-19 của hãng Moderna cho thấy không gây ra triệu chứng hình thành huyết khối sau tiêm.

Ngày 13-4, hãng Moderna cũng tuyên bố sản phẩm của hãng vẫn duy trì sự bảo vệ tốt sau 6 tháng khi được tiêm đủ 2 mũi. Tỉ lệ hiệu quả đạt hơn 90% chống lại mọi tình trạng nhiễm COVID hơn 95% với những tình trạng chuyển biến nặng.

Theo hãng tin AFP, hãng dược của Mỹ khẳng định có được kết quả trên nhờ theo dõi chương trình tiêm chủng thử nghiệm của mình sát sao ngay từ đầu.

Moderna cho biết sắp thử nghiệm các "biến thể" vắc xin mới có khả năng chống lại các biến thể nguy hiểm của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là chủng B.1.351 ở Nam Phi.

Vắc xin dựa trên công nghệ mRNA (mang thông tin di truyền) của Moderna hiện đã được cấp phép ở khoảng 40 quốc gia. Hãng dược có trụ sở tại Cambridge, bang Massachusetts (Mỹ), đã giao được 132 triệu liều (tính đến ngày 12-4), trong đó riêng tại Mỹ là 117 triệu liều.

3 ca nhiễm COVID-19 ở Khánh Hòa, vắc xin nào hiệu quả nhất - Ảnh 2.

Tiêm chủng loại vắc xin Moderna tại khu vực dân cư sống cho người dân ở Toronto (Canada) ngày 13-4 - Ảnh: REUTERS

Trước đó, vào ngày 29-3, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng công bố các vắc xin ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech và Moderna hiệu quả tới 90% trong việc phòng ngừa nguy cơ nhiễm virus SARS-CoV-2. Cả hai vắc xin này đều được sản xuất dựa trên công nghệ mRNA (mang thông tin di truyền).

Nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêm phòng một mũi có hiệu quả phòng ngừa lây nhiễm tới 80% khoảng 2 tuần sau khi tiêm mũi đầu. Kết quả này củng cố các nghiên cứu trước đó rằng vắc xin sẽ phát huy tác dụng ngay sau khi tiêm mũi đầu, đồng thời xác nhận khả năng phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm, kể cả lây nhiễm không có triệu chứng. 

Sau khi đánh giá mô hình, kết quả cho thấy các vắc xin thậm chí còn hiệu quả tới 90% khi tiêm đủ hai mũi. Điều này chứng tỏ vắc xin trở thành công cụ quan trọng trong việc ngăn ngừa virus lây lan. Tuy nhiên, các tác giả nghiên cứu cho biết họ không thể đánh giá cụ thể theo từng sản phẩm do số lượng người nhiễm hạn chế.

Cơ chế COVAX hiện đã phân phối 38,7 triệu liều vắc xin cho những nước có thu nhập thấp và trung bình, và dự kiến phân phối được hơn 40 triệu liều vắc xin vào cuối tuần này. Trong đó, hơn 40 nước tại châu Phi sẽ nhận được vắc xintính đến cuối tuần này và sẽ được phân phối gần 50% số liều vắc xin nói trên qua cơ chế COVAX.

Sáng 13-4: Hơn 8,2 tỉ đồng Sáng 13-4: Hơn 8,2 tỉ đồng 'Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19'

TTO - Tính đến 11h ngày 13-4, đã có 188.175 lượt bạn đọc chung tay 'Cùng Tuổi Trẻ góp vắc xin COVID-19' với số tiền 8.224.273.079 đồng. Sau đây là danh sách đóng góp.

L. ANH - TÚ ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên