Phóng to |
Tại bè cá của bà Vũ Thị Liễu ở sông Đồng Nai, thuộc khu vực ấp Nhất Hòa, xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, cá chết vẫn còn nổi lềnh bềnh và bốc mùi hôi thối - Ảnh chụp trưa 8-6 |
Tại thời điểm kiểm tra, đoàn ghi nhận vẫn còn cá chết tại các bè, người dân liên tục sục khí, tạo oxy trong lúc thủy triều đang lên. Theo sở này, đã xác định 2 vị trí có dấu hiệu của việc gây ra ô nhiễm là khu vực tiếp nước thải từ nhà máy giấy Tân Mai, và khu vực bến đò An Hảo - nơi tiếp nhận nước thải từ các công ty trong khu công nghiệp Biên Hòa. Đoàn kiểm tra đã ghi nhận nước sông đoạn này “có màu lờ đờ, nước thải từ nhà máy có màu vàng đục, mùi hôi”.
Cùng ngày, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, tình trạng cá chết bớt xảy ra nhưng cá chết trước đó vẫn còn nổi lềnh bềnh trên sông, hoặc cá chết còn lưu giữ ở các bè cá tạo ra mùi hôi.
Chị Vũ Thị Liễu có bè cá nuôi trên sông Đồng Nai (khu vực ấp Nhất Hòa, xã Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa) cho biết: “Tôi đã nuôi cá trên sông 8 năm nhưng chưa bao giờ thấy cá chết khủng khiếp như vậy. Sáng ra thấy cá trong 27 bè đều nổi trắng mặt nước và giờ cân cá chết đã lên đến 1,5 tấn”.
Tại phường Thống Nhất, anh Trần Đức Cần (ngụ tổ 1, khu phố 1) đã bị thiệt hại 4,5 tấn cá mếu máo: “Phải có nhà máy nào thải chất thải ra sông cá chết mới nhiều như vậy. Nếu chính quyền địa phương không có biện pháp ngăn chặn, dân nuôi cá bè sẽ tiếp tục mất trắng”.
Phóng to |
Ông Trần Đức Cần đang vớt cá chết - Ảnh chụp trưa ngày 8-6 |
Theo một thành viên trong đoàn kiểm tra, qua lấy mẫu nước ở khu vực sông Đồng Nai có cá chết cho thấy có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ, làm hàm lượng oxy giảm dẫn đến cá chết hàng loạt. “Nhưng lúc này khó khăn nhất vẫn là việc xác định chất thải gây chết cá từ đâu đổ ra sông Đồng Nai để tính toán thiệt hại cho dân là rất khó” - vị này nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận