Chị Nguyễn Thị Xuân (xã Song Phụng, huyện Long Phú, Sóc Trăng) thăm cánh đồng lúa bị lép hạt dần do ảnh hưởng hạn, mặn. Chị Xuân tranh thủ bơm nước vào cứu lúa trong đợt có nước ngọt vài ngày vào đầu tháng 3 - 2016 với hi vọng vớt vát số lúa chưa bị hư, đủ bù đắp lại tiền phân, thuốc trừ sâu đã đầu tư - Ảnh: Chí Quốc |
Đó là thông tin được ông Nguyễn Văn Tỉnh, phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, đưa ra tại hội thảo “Giải pháp tổng hợp để thích ứng biến đổi khí hậu vùng ĐBSCL” do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp Ngân hàng Thế giới tổ chức tại TP Cần Thơ ngày 20-4.
Ông Tỉnh cũng cho biết đến nay đã có 250.000 hộ gia đình với khoảng 1 triệu nhân khẩu không có nước ngọt sinh hoạt, đặc biệt vùng ven biển như tỉnh Bến Tre gần như nhiễm mặn 100% diện tích.
Cũng theo ông Tỉnh, Chính phủ đã cấp hai đợt kinh phí hỗ trợ nông dân với gần 1.000 tỉ đồng, trong đó tập trung cho việc cấp nước sinh hoạt cho dân, nạo vét kênh mương, đắp đập ngăn mặn… Ngoài ra các địa phương cũng đã dùng ngân sách địa phương để hỗ trợ bà con.
Theo ông Tỉnh, hạn hán, xâm nhập mặn không chỉ dừng lại trong năm nay mà trong tương lai sẽ còn nhiều đợt El Nino, xâm nhập mặn diễn ra tương tự. Nếu trước đây ĐBSCL chỉ lo thừa nước vốn dễ kiểm soát thì nay lại lo thiếu nước.
Trong thời gian tới ngành nông nghiệp các địa phương vùng ĐBSCL cần tăng cường chỉ đạo tranh thủ lấy nước ngọt khi có nước về, nhất là trong những lúc chân triều thấp. Ngoài ra cần khuyến khích người dân có giải pháp tưới nước tiết kiệm trong bối cảnh hạn, mặn sẽ còn gay gắt.
Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Thanh Hùng, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết tỉnh sẽ đề nghị một số quỹ đất trữ nước ngọt trong mùa hạn, đảm bảo trữ nước cho tỉnh và đưa nước ngọt cung cấp cho hạ lưu. Vùng này có diện tích khoảng 20.000ha của tỉnh, chiếm gần hết diện tích khu vực Đồng Tháp Mười.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận