07/01/2015 00:10 GMT+7

​2015 - "Năm công tác tiêu hủy" tiền rách, hỏng

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Việc tiêu hủy tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông góp phần làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông và giảm áp lực kho tiền bảo quản.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết, năm 2015 khối lượng tiền tiêu hủy sẽ gấp 2,5 lần năm 2014 và như vậy đây được xem là “năm công tác tiêu hủy”.

Vì vậy, Hội đồng Tiêu hủy tiền và Hội đồng Giám sát tiêu hủy tiền cần tập trung tối đa về nhân lực, thời gian lao động, máy móc thiết bị chuyên dùng, cơ sở vật chất để hoàn thành kế hoạch với hiệu quả cao nhất.

Được biết, năm 2014, công tác tiêu hủy, giám sát tiêu huỷ tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông hoàn thành 100% kế hoạch đề ra, bảo đảm an toàn tuyệt đối tiền và tài sản của Nhà nước, góp phần làm sạch đẹp đồng tiền trong lưu thông và giảm áp lực kho tiền bảo quản.

Theo Thông tư số 02/2014/TT-NHNN quy định về tiêu hủy tiền in hỏng, đúc hỏng, giấy in tiền hỏng, kim loại đúc tiền hỏng, “Tiền in hỏng” là các loại sản phẩm tiền in không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; “Tiền đúc hỏng” là các loại sản phẩm tiền đúc không đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của Ngân hàng Nhà nước; “Giấy in tiền hỏng” là các loại giấy in tiền không đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật của Ngân hàng Nhà nước.

QggZRpwR.jpg

Việc tổ chức tiêu hủy tiền in, đúc hỏng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản và bí mật Nhà nước. Sau khi tiêu hủy, tiền in, đúc hỏng phải trở thành phế liệu và không thể sử dụng lại được.

Đối với tiền in hỏng, giấy in tiền hỏng bằng chất liệu polymer, sau khi cắt hủy xong, cơ sở in, đúc tiền thực hiện hủy hoàn toàn (thủy phân, nung ở nhiệt độ cao hoặc phương pháp khác) trước khi bán cho các cơ sở thu mua phế liệu.

Tiền in hỏng đem tiêu hủy phải là những hình đã được cắt góc hoặc đánh dấu hỏng. Giấy in tiền hỏng bị rách phải can dán đủ mảnh cùng loại, trường hợp thiếu mảnh phải có biên bản của cơ sở in, đúc tiền.

Tiền đúc hỏng và kim loại đúc tiền hỏng đem tiêu hủy phải là những miếng đã được đánh dấu hỏng.

Tiền in, đúc hỏng tiêu hủy theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phải được kiểm đếm 100% và tiêu hủy đúng với số lượng thực tế sau kiểm đếm.

Việc giao nhận, kiểm đếm, cắt hủy tiền in, đúc hỏng phải được thực hiện trong các gian phòng riêng biệt có cửa, khóa đảm bảo an toàn theo quy định hiện hành về chế độ giao nhận, bảo quản tiền của Ngân hàng Nhà nước.

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên