VN sẽ đạt khoảng gần 1 nghìn tỉ USD vào năm 2035 và trên một nủa số dân dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu vào năm 2035 với mức tiêu dùng 15 USD/ ngày hoặc cao hơn. |
Để trở thành nước thu nhập trung bình cao vào năm 2035, báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần duy trì mức tăng trưởng tối thiểu 7% mỗi năm.
Theo dự báo của Liên hiệp quốc, số người trong độ tuổi lao động bắt đầu giảm mạnh ngay sau năm 2035. Số người trên 65 tuổi sẽ tăng từ 6,3 triệu, chiếm 6,7% dân số lên 15,5 triệu người, chiếm 14,4% năm 2035.
Hệ quả của sự biến động dân số này là dân số trong độ tuổi lao động giảm xuống có nghĩa là động lực chính thúc đẩy tăng thu nhập đầu người sẽ yếu đi.
Mặt khác, gánh nặng về chi hưu trí và hệ thống y tế sẽ là những thách thức nghiêm trọng đối với ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó, cơ chế thể chế để đảm bảo chăm sóc người cao tuổi sẽ nhanh chóng trở thành vấn đề lớn cần được quan tâm.
Song, báo cáo cũng nhấn mạnh tầng lớp trung lưu nổi lên nhanh chóng và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng ở VN cũng mạng lại thêm một cơ hội lớn. VN là quốc gia có trên 90 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới.
Nền kinh tế với quy mô 200 tỉ USD hiện nay sẽ đạt khoảng gần 1 nghìn tỉ USD vào năm 2035 và trên một nửa số dân dự kiến sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu toàn cầu vào năm 2035 với mức tiêu dùng 15 USD/ ngày hoặc cao hơn.
Điều này khiến cho thị trường trong nước cũng có tiềm năng trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng.
Báo cáo cũng nhận định một loạt chỉ số đến năm 2035, GDP bình quân đầu người của VN đạt tối thiểu 18.000 USD, tương đương với mức của Malaysia năm 2010. Đa số người dân sống tại khu vực đô thị.
Tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm trên 90% GDP và trên 70% lao động nền kinh tế làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ. Tỉ trọng đóng góp của kinh tế tư nhân trong GDP chiếm tối thiểu 80%.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận