Mặc dù Đức là một trong những quốc gia phát triển nhất thế giới, nhưng các dấu hiệu nghèo đói vẫn đang gia tăng trên khắp cả nước.
Theo Hãng tin Reuters, dữ liệu từ Văn phòng Thống kê liên bang cho thấy những khó khăn mà nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang phải đối mặt. Số liệu trên tương ứng với 17,7 triệu người, chiếm 21,2% dân số.
Cha mẹ đơn thân, gia đình đông con, người có trình độ học vấn thấp và người không có quốc tịch Đức là nhóm người bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Dữ liệu từ Văn phòng Thống kê liên bang hầu như không thay đổi so với năm 2022, tuy nhiên lại được đưa ra trong bối cảnh Đảng cực hữu (AfD) đang cạnh tranh cho cuộc bầu cử cấp bang đầu tiên ở khu vực phía đông nghèo hơn của đất nước vào tháng 9 năm nay.
Những cam kết trong việc tăng chi tiêu quốc phòng để ứng phó với xung đột Nga-Ukraine cũng khiến liên minh của Thủ tướng Olaf Scholz gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các biện pháp cắt giảm ngân sách, bất chấp tình trạng lạm phát tăng vọt hiện đang có dấu hiệu giảm.
Thống kê của Đức dựa trên tiêu chuẩn về nghèo đói của Liên minh châu Âu (EU). Những người được xếp vào danh sách trên sẽ có ít nhất một trong ba tiêu chí sau: có nguy cơ nghèo đói, trải qua sự thiếu thốn nghiêm trọng về vật chất hoặc bị loại trừ khỏi xã hội và sinh sống trong một gia đình mà các thành viên có cường độ làm việc thấp.
Theo thống kê, tỉ lệ người Đức có nguy cơ nghèo đói là 14,3% vào năm 2023, cải thiện một chút so với mức 14,8% được báo cáo vào năm 2022.
Trong bối cảnh suy thoái kinh tế vào cuối năm 2023, gần 2,64 triệu người Đức thất nghiệp, nhiều hơn 183.000 người so với năm 2022.
“Nền kinh tế suy thoái đã khiến thị trường lao động bị ảnh hưởng”, ông Andrea Nahles, người đứng đầu Cơ quan Lao động Liên bang Đức, cho biết.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận