Cọc tiếp địa chống sét Cát Vạn Lợi đạt chuẩn IEC 62561
Tại Việt Nam, Cát Vạn Lợi được biết đến là doanh nghiệp sản xuất vật tư cơ điện uy tín, chất lượng và là sự lựa chọn hàng đầu của nhà thầu cơ điện khi thi công hệ thống tiếp địa chống sét tại các công trình.
Công ty chuyên cung cấp cho thị trường các chủng loại vật tư thi công cơ điện - Hệ thống chống sét cổ điển và cọc tiếp địa thoát sét chuẩn IEC 62561, dần thay thế hàng nhập khẩu từ Thái Lan và Ấn Độ.
2 loại cọc tiếp địa chống sét Cát Vạn Lợi đạt tiêu chuẩn IEC 62561
Cọc tiếp địa đồng (Solid Copper Grounding Rod/ Solid Copper Earth Rod) được sản xuất từ đồng 99.9%, nên có điện trở suất thấp. Do có cấu tạo từ đồng, cọc không gỉ sét khi chôn dưới đất trong thời gian dài, giúp việc dẫn sét và thoát sét tốt. Cọc tiếp địa đồng CVL có các đường kính tiêu chuẩn gồm: D14 (5/8"), D16, D17 (3/4") với chiều dài 2400 mm và 3000 mm.
Cọc tiếp địa thép mạ đồng (Copper Bonded Steel Grounding Rod/ Copperbond Steel Earth Rod) được sản xuất từ thép cường lực cao và có thành phần Cacbon rất thấp. Bên cạnh đó, cọc còn được mạ đồng với độ dày lớp phủ lớn hơn 254 Micron theo tiêu chuẩn UL 467 (Mỹ) và IEC 62561 (Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế).
Bên cạnh đó, chất lượng thép cường lực cao của cọc tiếp đất phải đảm bảo lực kéo đứt (Tensile Strength) là 75,000 Psi và giới hạn chảy tối thiểu (Yield Strength) là 64,00 Psi. Cọc tiếp địa thép mạ đồng CVL có các đường kính và chiều dài tương tự như cọc tiếp địa đồng.
Sử dụng cọc tiếp địa CVL khi thi công chống sét giúp phân tán nguồn năng lượng sét lớn xuống đất nhanh và bảo vệ tính mạng của con người, tránh gây hỏng hóc các thiết bị điện.
Một số lưu ý khi thi công cọc tiếp địa
Cọc tiếp địa CVL có cấu tạo vót nhọn một đầu để cắm sâu xuống đất, đầu còn lại làm được bằng để đóng búa tạ, đầu cọc còn được thiết kế ren để tiện cho việc nối 2 cây cọc với nhau. Khi đóng cọc tiếp địa xuống đất, phải sử dụng chụp đầu cực chuyên dùng để không làm hỏng đầu trên của điện cực.
Trong trường hợp đất quá cứng, cần sử dụng khoan mồi có đường kính mũi khoan nhỏ hơn đường kính của cọc tiếp địa, khi đóng điện cực xuống lỗ khoan, các lớp đất phải chèn chặt lên toàn bộ chiều dài cọc. Dây nối giữa các cọc tiếp địa phải có tiết diện không nhỏ hơn tiết diện của dây nối đất chính.
Tùy theo thiết kế và yêu cầu của chủ đầu tư mà cọc tiếp đất đóng thẳng hoặc nghiêng, nếu thi công tại các phân xưởng thì phải đóng cách nhau không quá 20 mét và nối với nhau bằng các đoạn điện cực đất nằm ngang, để hình thành một mạch vòng điện cực bao quanh phân xưởng.
Cọc tiếp địa của công ty được trung tâm chứng nhận phù hợp (Quacert) thuộc Tổng Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học Công Nghệ) cấp giấy chứng nhận hợp chuẩn IEC 62561.
Cọc tiếp địa CVL đạt chứng nhận hợp chuẩn IEC 62561
Để phát triển bền vững trong tương lai, công ty đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng nhà máy và đầu tư hàng loạt dây chuyền sản xuất vật tư cơ điện hiện đại từ Đài Loan và Nhật Bản với công suất đạt tối thiểu 8.000 tấn thép/năm, tự chủ nguồn nguyên phụ liệu tới 99%.
Đồng thời, công ty cũng áp dụng chuyển đổi công nghệ sản xuất hiện đại từ nước phát triển để sản xuất ra các sản phẩm cơ điện chất lượng - cọc tiếp địa thoát sét chuẩn IEC 62561, được kiểm soát bởi hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015.
Nhờ đó, đảm bảo sự đồng bộ cho toàn hệ thống chống sét - tiếp địa vì tất cả sản phẩm đều được sản xuất tại cùng một nhà máy, đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe của nhà thầu cơ điện.
Công ty đầu tư xây dựng nhà máy và đẩy mạnh sản xuất các sản phẩm cơ điện chủ lực
Công ty CP sản xuất thiết bị điện công nghiệp Cát Vạn Lợi:
Nhà máy: Lô F1.2 đường số 8, khu công nghiệp Cơ khí ô tô TP.HCM, Hòa Phú, Củ Chi, TP.HCM
Văn phòng: số 61, đường số 7, khu dân cư Cityland, phường 7, quận Gò Vấp, TP.HCM
Website: https://www.catvanloi.com
Điện thoại: (028) 2253 3939
Chăm sóc khách hàng: 1900-5555-49
Email: [email protected]
T.D.V
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận