Giao tiếp và sự tương thích là hai trong số những lý do phổ biến nhất khiến các cặp đôi ly hôn. Nhiều người muốn "dấn thân" vào một cuộc hôn nhân trọn đời, chắc chắn thường đặt ra vô vàn kỳ vọng bản thân lên bạn đời.
Thế nhưng, chính những điều đó dần trở thành áp lực, đè nặng lên "nửa kia" và chính bạn.
Vì vậy, một vài vấn đề cần trao đổi trước hôn nhân sẽ khiến bạn "vỡ" ra được nhiều điều, có thể tránh đi vào vết xe đổ mà những "nạn nhân" đã từng qua.
Tài chính sẽ phân chia thế nào? Tiền anh là của anh, và tiền em là của em? Hoặc chúng ta sẽ "góp gạo thổi chung" trong cùng một tài khoản? Theo đó, cách an toàn và hợp lý nhất là cả hai vợ chồng (nếu cùng đi làm) nên có thêm một khoản tích lũy riêng, ngoài tài khoản chung luôn cần góp vào mỗi tháng. Những khoản này phụ thuộc vào mức lương của mỗi người. Việc này cần trao đổi thẳng thắn và thống nhất trước. Hãy nói với nhau về các khoản nợ tiền hôn nhân một cách chân thành nhất nhé! Việc trao đổi sẽ giúp cả hai tìm ra hướng giải quyết chúng. Chẳng ai thích bị dồn vào "cục nợ" không phải do mình "tạo nên" đâu! Ai rồi cũng sẽ già. Ai rồi cũng sẽ được nghỉ hưu. Kế hoạch nghỉ hưu cần được thảo luận khi kết hôn nhé! Bạn cần lập một kế hoạch với khoản tiết kiệm ít nhất đủ cho 2 người, bao gồm các chi phí y tế, phòng trường hợp một trong hai bị bệnh.
Kế hoạch có con rất cần thiết để tránh trường hợp "bằng mặt chẳng bằng lòng" dù đang đắp chung chăn, nằm chung giường. Bởi không phải bất kỳ cặp đôi nào kết hôn cũng muốn có con! Thậm chí, một số vấn đề sẽ cần xử lý, lường trước nếu chẳng may đứa trẻ bị bệnh hoặc mắc khiếm khuyết. Với một số cặp đôi, có con là điều bắt buộc. Nhưng vì lý do nào đó, hai vợ chồng không thể có con, cần phải làm gì tiếp theo? Bạn nên đưa chủ đề này ra để thảo luận trước, có thể nhận con nuôi, nhờ người đẻ thuê, IVF hoặc... ly hôn. Phân chia công việc cũng là một trong những cách "giữ lửa" gia đình. Hãy chủ động bàn luận về công việc bản thân có thế mạnh hoặc có khả năng hỗ trợ trong cuộc sống của nhau. Quan điểm của mỗi người sẽ mỗi khác về vấn đề "ngoại tình". Có người sẽ nhận định "hôn" là đủ bằng cớ xác nhận đã ngoại tình. Nhưng có người sẽ xem việc gặp lại người yêu cũ đã là lừa dối rồi. Hãy có một cuộc trao đổi để tránh hiểu lầm. Một hoạch định cho tương lai chẳng phải là ảo tưởng hay thừa thãi đâu. Thử đặt câu hỏi về công việc, ước muốn bản thân hay kế hoạch cho khoảng thời gian 5, 10 hay 30 năm sau! Mỗi người đều có những khoảng trời riêng, thói quen của mình. Kết hôn không đồng nghĩa với việc bạn phải "trói buộc" bản thân mình vào suy nghĩ người khác hoặc từ bỏ thói quen bản thân. Trao đổi để hiểu nhau và thỏa hiệp với nhau thay vì tranh cãi nhé! Đừng tưởng chu cấp cho cha mẹ là chuyện tầm phào nhé! Bởi ngoài cha mẹ anh, còn có cha mẹ em. Chưa kể, anh em họ hàng của mỗi bên nữa. Những khoản kinh phí dự phòng cho lúc cha mẹ, người thân già yếu rất cần thiết. Hơn nữa, việc sống chung hoặc chăm sóc như thế nào cũng cần bàn luận với nhau để tránh xảy ra mâu thuẫn. Sống ở đâu cũng được không phải là một ý tưởng hay ho! Môi trường sống có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng sống của mỗi cá nhân rất nhiều. Khó có ai có thể "chịu trận" để chấp nhận một nơi ở không như bản thân mong đợi. Dành bao nhiêu thời gian cho nhau là đủ? Mỗi cặp đôi sẽ có những nhu cầu khác nhau. Tuy nhiên, không phải đã kết hôn là cả hai phải "dính như sam" 24/7 với nhau. Mỗi người đều cần tôn trọng nhưng nhu cầu riêng, khoảng thời gian riêng của nhau. Sau khi kết hôn, nhiều cặp đôi sẽ thường xuất hiện trong những sự kiện cùng nhau. Tuy nhiên, việc "đánh lẻ" cũng cần được đề cập để tránh cuộc hôn nhân đi vào bất kỳ nút thắt nào đó. Hãy nói ra điều bạn suy nghĩ, mong đợi với vợ/chồng tương lai của bạn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận