
Học sinh tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp năm 2025, do báo Tuổi Trẻ phối hợp các đơn vị tổ chức - Ảnh: NGUYÊN BẢO
Theo đó, 12 trường thành viên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ sử dụng các phương thức xét tuyển như sau: xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển; xét tuyển dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT; kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA).
Ngoài ra, các đơn vị đào tạo có thể sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM để xét tuyển; chứng chỉ SAT, A-Level, ACT, đạt ngưỡng đầu vào quy định.
Các trường có ngành đào tạo đặc thù có thể có phương thức tuyển sinh riêng như thi năng khiếu/phỏng vấn kết hợp kết quả học tập THPT/kết quả thi tốt nghiệp THPT/kết quả thi đánh giá năng lực/chứng chỉ quốc tế/chứng chỉ ngoại ngữ.
Đại học Quốc gia Hà Nội lưu ý các trường nếu sử dụng phương thức tuyển sinh khác cần xây dựng phương án cụ thể và báo cáo giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội trước ngày 30-4.
Về ngưỡng đầu vào, đối với phương thức tuyển sinh không sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT, thí sinh đạt ngưỡng đầu vào đối với ngành đào tạo giáo viên và ngành đào tạo thuộc lĩnh vực sức khỏe có giấy phép hành nghề phải có kết quả học tập cả năm lớp 12 mức tốt (học lực giỏi trở lên) hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT 8,0 trở lên.
Với các ngành điều dưỡng, kỹ thuật xét nghiệm y học, kỹ thuật hình ảnh y học chỉ yêu cầu kết quả học tập lớp 12 mức khá, hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6,5 trở lên.
Năm nay, các trường thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội quy đổi chứng chỉ IELTS tối thiểu mức 5.5 thành 8,5 điểm/thang điểm 10. Mức điểm quy đổi như sau:

Các chứng chỉ ngoại ngữ sử dụng trong tuyển sinh đại học chính quy tại Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 như sau:

Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận