12 tỉnh gồm Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nam, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Đắk Nông. Tổng số gạo cần hỗ trợ hơn 14.700 tấn.
Ông Phái cho biết việc các địa phương xin hỗ trợ gạo cứu đói dịp tết không có gì đặc biệt, hàng năm Bộ LĐTB&XH vẫn nhận được các công văn như vậy. Ngay như năm trước, cũng có 19 địa phương xin hỗ trợ gạo cứu đói.
Năm nay, tình hình thiên tai diễn biến phức tạp, mưa lũ kéo dài, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân, đặc biệt ở khu vực miền Trung và Tây nguyên chắc chắn gặp khó khăn.
Vì thế, từ tháng 11-2016, Bộ LĐTB&XH đã có công văn chỉ đạo các địa phương rà soát, tổng hợp các hộ dân, có nguy cơ thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán Đinh Dậu và giáp hạt đầu năm 2017.
Đồng thời, các địa phương chủ động sử dụng ngân sách địa phương để hỗ trợ kịp thời cho các đối tượng thiếu đói.
Ông Phái nhận định con số 12 tỉnh xin cứu trợ gạo chưa phải là con số cuối cùng. Hiện Cục Bảo trợ xã hội vẫn đang tập hợp đề nghị hỗ trợ của các tỉnh. Khi tiếp nhận các công văn xin hỗ trợ gạo, Bộ LĐTB&XH sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng quyết định.
Bộ LĐTB&XH cũng đặt mục tiêu đến ngày 20-1 là thời hạn cuối cùng của việc hỗ trợ gạo dịp Tết Nguyên Đán 2017.
* Về nguồn gạo dự trữ, Tổng cục dự trữ - Bộ Tài chính cho biết hiện cũng chưa nhận được văn bản của Bộ LĐ-TB&XH về lượng gạo hỗ trợ cứu đói cho địa phương dịp tết Đinh Dậu. Tuy nhiên, dịp tết năm nay được ước tính số gạo cứu đói sẽ tăng hơn mọi năm vì nhiều địa phương bị hạn hán, rồi lũ lụt trong suốt năm 2016. Do đó, Tổng cục dự trữ đảm bảo lượng gạo hỗ trợ cứu đói cho người dân, không có chuyện để người dân đói, thiếu gạo ăn vào dịp tết Nguyên đán sắp tới. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận