Theo Hãng tin Blooomberg, mặc dù các sự cố xảy ra chỉ trong vòng 11 ngày, nhưng các tình huống khiến các ngân hàng thất bại rất giống nhau, từ cách diễn ra tình trạng hỗn loạn của chính ngân hàng đến cách các cơ quan quản lý phản ứng.
Cuộc khủng hoảng của khối ngân hàng vẫn trong bối cảnh lo ngại có thể tiếp tục lan rộng.
Ngân hàng đầu tiên: Silvergate Bank
Silvergate Bank là ngân hàng đầu tiên của Mỹ sụp đổ, do liên quan với cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp tiền điện tử.
Với sự cho phép của Cục Dự trữ liên bang, Tập đoàn Bảo hiểm tiền gửi liên bang (FDIC) đã cố gắng can thiệp, thảo luận với ban quản lý các cách để tránh bị đóng cửa.
Nhưng ngân hàng đã không thể phục hồi trong bối cảnh bị các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ. Chưa kể cuộc điều tra hình sự của đơn vị gian lận thuộc Bộ Tư pháp về các giao dịch với gã khổng lồ tiền điện tử FTX và công ty kinh doanh tiền điện tử Alameda Research của Sam Bankman-Fried.
Ngày 8-3, Silvergate kết thúc hoạt động và thanh lý ngân hàng của mình.
Silicon Valley Bank
Vào ngày 8-3, Silicon Valley Bank (SVB) của Mỹ công bố kế hoạch bán 2,25 tỉ USD cổ phiếu, cũng như khoản lỗ đáng kể trong danh mục đầu tư của mình.
Cổ phiếu của ngân hàng đã giảm 60% vào ngày hôm sau và khách hàng rút tiền ồ ạt khi có tin tức. SVB sụp đổ trước sự tiếp nhận của FDIC.
Các cơ quan quản lý của Mỹ tiến tới việc chia tách ngân hàng khi họ không tìm được người mua phù hợp. Nhưng nhiều tin tức hy vọng hơn đã xuất hiện vào ngày 20-3 khi FDIC mở rộng quy trình đấu thầu.
Ngân hàng First Citizens Bank đang hy vọng đạt được thỏa thuận mua lại toàn bộ Silicon Valley Bank.
Signature Bank
Signature Bank trở thành ngân hàng Mỹ thứ ba sụp đổ vào ngày 12-3, sau khi khách hàng rút tiền đột biến, chiếm tổng cộng khoảng 20% tiền gửi.
Sự sụp đổ của Ngân hàng Silvergate bốn ngày trước đó đã khiến khách hàng Signature lo lắng rút tiền, mặc dù mức độ tiếp xúc với tiền điện tử của ngân hàng này nhỏ hơn nhiều.
Các khoản tiền gửi của Ngân hàng Signature và một số khoản vay của nó đã được Ngân hàng Flagstar của New York Community Bank tiếp quản vào cuối ngày 19-3.
Credit Suisse
Khi Credit Suisse bị khủng hoảng kéo dài, các quan chức Thụy Sĩ đã môi giới bán lại giá 3,2 tỉ USD cho ngân hàng đầu tư đa quốc gia UBS.
Sự kết thúc của tổ chức tín dụng 166 tuổi của Thụy Sĩ diễn ra sau nỗ lực của giám đốc điều hành Ulrich Koerner. Ông đã tiếp cận rộng rãi với các khách hàng, những người đã rút một lượng tiền chưa từng có từ tổ chức này vào năm ngoái.
First Republic Bank
Ngân hàng First Republic (FRB) được giới đầu tư xác định chịu rủi ro lây lan sau biến cố của SVB, khi khách hàng ồ ạt rút tiền. Ước tính dòng tiền gửi tiềm ẩn của FBR ở mức 89 tỉ USD. Chỉ trong vòng một tuần, giá cổ phiếu của FRB giảm 60%.
11 ngân hàng của Phố Wall đã cố gắng hỗ trợ Ngân hàng FBR với khoản tiền mặt trị giá 30 tỉ USD vào tuần trước, nhằm tránh vụ sụp đổ tiếp theo trong giới nhà băng. Tuy nhiên, những khó khăn của ngân hàng này vẫn tiếp tục diễn biến xấu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận