Tuần qua, sau khi Tuổi Trẻ Online (TTO) đăng số liệu khảo sát được Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) thực hiện qua bài viết “, nhiều bạn đọc đã bày tỏ bức xúc với vấn nạn này.
Bên cạnh việc phê phán hành vi thu lợi bất chính của một số cán bộ biến chất, rất nhiều ý kiến còn chỉ ra “1.001 kiểu hành” mà người dân thường gặp khi trực tiếp làm giấy tờ nhà đất. Và để tránh những phiền toái đó, người dân đành phải chung chi.
Không lót tay thì cứ vài bữa thiếu này thiếu kia. Người dân đến hỏi bổ sung cái gì thì các vị trả lời qua loa, chứ ít ai tận tình hướng dẫn. Nếu chưa xì phong bì ra thì cứ bị hành miết...”. |
Bạn đọc M.M |
Là nạn nhân của các kiểu “hành” này, bạn đọc nickname Hung than thở: “Không xì tiền thì chắc năm năm cũng không xong, dù đầy đủ các loại giấy tờ”. Đồng ý với ý kiến này, bạn đọc Anh Khoa bổ sung: “Nếu làm đúng các quy trình không biết bao giờ xong, nên người dân buộc phải chung chi”.
Nêu ra một cách làm có tính phổ biến nhất thường được một số cán bộ biến chất áp dụng là yêu cầu... “bổ sung hồ sơ”, bạn đọc M.M. viết: “Không lót tay thì cứ vài bữa thiếu này thiếu kia. Người dân đến hỏi bổ sung cái gì thì các vị trả lời qua loa, chứ ít ai tận tình hướng dẫn. Nếu chưa xì phong bì ra thì cứ bị hành miết...”.
Góp thêm một kiểu “hành” khác, bạn đọc tên Anh bổ sung: “Có mỗi việc đăng ký, xóa thế chấp ngân hàng mà mỗi quận, huyện có cách làm khác nhau. Nơi này kêu bổ sung giấy này, nơi khác thì khỏi. Nơi thì sáng nộp chiều lấy, chỗ thì chờ. Tui muốn nhanh phải xì tiền”.
Còn bạn đọc C.S.S. viết: “Tôi vừa hoàn thành sổ hồng căn nhà mới xây sau ba năm kiên trì đeo đuổi. Vì tiếc tiền nên tranh thủ giờ rảnh đi làm, có dè đâu nó còn tốn kém hơn nếu nhờ dịch vụ”.
Để hạn chế những con sâu làm mất lòng tin trong dân, bạn đọc Trường Chinh kiến nghị: “Từ kết quả khảo sát của UNDP, người dân TP.HCM rất cần lãnh đạo TP vào cuộc thanh lọc bộ máy hành chính tại các quận huyện, nhất là khâu cấp phép xây dựng, hoàn công, ra sổ đỏ, sổ hồng... Các bộ phận này thường có cán bộ nhũng nhiễu vòi tiền người dân”.
Nhìn vấn đề một cách rộng hơn, bạn đọc Tân Nguyễn mong muốn: “Mong Quốc hội, Chính phủ... nhìn nhận thẳng thắn và đứng ra giải quyết nghiêm túc vấn đề này”.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận