Phóng to |
Trường đại học Harvard |
Bảng xếp hạng dựa vào các tiêu chí: số giải Nobel và giải thưởng Field của cựu sinh viên, giảng viên và các nhà nghiên cứu; số giảng viên và các nhà nghiên cứu được nêu tên nhiều nhất trong lĩnh vực của mình; số bài báo được đăng trên các tạp chí Nature và Science; số bài báo được trích dẫn theo thống kê của Science Citation Index và Arts & Humanities Citation Index; hiệu năng chuyên môn.
Đứng đầu bảng xếp hạng Thượng Hải 2008 là Trường đại học Harvard (Massachussetts, Mỹ) với 100 điểm. Harvard hiện có khoảng 18.000 sinh viên, đạt 40 giải Nobel và đã đào tạo nên 7 tổng thống Mỹ. Đây cũng là trường đại học giữ nhiều kỷ lục: trường đại học tốt nhất thế giới, trường đại học lâu đời nhất nước Mỹ (thành lập năm 1636), trường đại học giàu nhất hành tinh (vốn năm 2005 của trường là 26 tỷ euro và học phí một năm là 47.000 USD).
Sau đây là 9 trường đại học có vị thứ từ 2 đến 10 theo bảng xếp hạng Thượng Hải 2008: Trường đại họcStanford (Mỹ): 73,7 điểm; Trường đại họcCalifornia-Berkeley (Mỹ): 71,4 điểm; Trường đại họcCambridge (Anh): 70,4 điểm; Viện công nghệMassachussetts (Mỹ): 69,6 điểm; Viện công nghệCalifornia (Mỹ): 65,4 điểm; Trường đại học Columbia (Mỹ): 62,5 điểm; Trường đại họcPrinceton (Mỹ): 58,9 điểm; Trường đại họcChicago (Mỹ): 57,1 điểm; Trường đại họcOxford (Anh): 56,8 điểm.
Vị thứ cao nhất của châu Á trong bảng xếp hạng trên thuộc về Trường đại họcTokyo (46,4 điểm, xếp thứ 19), cao hơn Trường đại học Paris 6 của Pháp (33,1 điểm, xếp thứ 42). Việt Nam không có trường đại học nào lọt vào top 500. Chi tiết bảng xếp hạng Thượng Hải 2008 có thể đọc tại địa chỉ http://www.arwu.org/rank2008.
Dù tạo được tiếng vang lớn trên thế giới từ khi công bố bảng xếp hạng đầu tiên năm 2003, bảng xếp hạng Thượng Hải vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Philippe Mahrer (giám đốc Collège des ingénieurs, Pháp) cho rằng tiêu chí xếp hạng của Trường đại học Thượng Hải chỉ ưu tiên những trường đại học có quy mô lớn. Do đó, nhiều trường đại học xuất sắc nhưng có quy mô nhỏ đã không được xếp hạng. Hơn nữa, những trường đại học và trung tâm nghiên cứu hoạt động theo hình thức mạng lưới như xu hướng hiện nay ở châu Âu cũng bị bỏ qua.
Bertrand Bellon (giáo sư Trường đại học Paris Sud, Pháp) cho biết Nian Cai Lu (người đề xướng bảng xếp hạng Thượng Hải) và cộng sự chỉ đánh giá các trường đại học nhờ dữ liệu trên Internet chứ chưa hề ra khỏi Trường đại học Thượng Hải.
Trường đại học Thượng Hải cũng thừa nhận một số giới hạn của việc xếp loại: tiêu chí đánh giá thiên về các trường đại học lớn và sử dụng tiếng Anh; chưa hoàn thiện các tiêu chí đánh giá phù hợp đối các trường đại học chuyên về khoa học xã hội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận