Phóng to |
Khám phá “Hạt của Chúa” bởi Tổ chức nguyên tử châu Âu (CERN) đứng đầu bảng xếp hạng top 10 đột phá khoa học quan trọng năm 2012. Tìm được “Hạt của chúa”, con người cũng tiến gần hơn đến vụ nổ Big Bang.
Peter Higgs, nhà vật lý người Anh, là người đầu tiên đưa ra giả thuyết tồn tại của hạt Higgs trong thập niên 1960. Song trải qua 4 thập niên, các nhà khoa học vẫn chưa tìm thấy bằng chứng thực nghiệm về nó.
Nếu các nhà vật lý chứng minh được sự tồn tại của hạt Higgs, họ cũng sẽ đập tan những luận điệu hoài nghi về sự tồn tại của vật chất tối - thứ có thể chiếm tới 3/4 thành phần vũ trụ. Nhưng hạt Higgs không chỉ có ý nghĩa đối với vũ trụ xa xôi, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống trên địa cầu.
Sau đây là 9 đột phá khoa học lớn nhất năm 2012 được bình chọn bởi tạp chí Science:
Hành trình khám phá tổ tiên loài người: Sau khi sắp xếp trình tự mẫu ADN từ xương răng, xương ngón tay tìm thấy trong hang động Siberia, các nhà khoa học đã khám phá người Neanderthal và người hiện đại không phải loài người duy nhất trên Trái đất. Thêm vào đó là người hang động hay gọi là Denisovans.
Tạo trứng từ tế bào gốc: các nhà khoa học người Nhật đã thành công trong việc biến tế bào gốc phôi của chuột thành tế bào trứng hoạt động.
Robot “Tò mò” thám hiểm sao Hỏa: Các kỹ sư NASA chế tạo robot Tò mò thực hiện sứ mệnh tìm kiếm sự sống sao Hỏa.
Tia X cung cấp cấu trúc protein: Các nhà nghiên cứu sử dụng tia X xác định cấu trúc enzim của loại ký sinh trùng gây bệnh ngủ châu Phi.
Công nghệ chính xác về bộ gen: một công cụ được gọi là TALENs cho phép các nhà khoa học thay đổi hoặc vô hiệu hóa những gen cụ thể trong các loài động vật bậc cao như: cá ngựa vằn, các loài cóc, các tế bào của những bệnh nhân bị bệnh.
Tồn tại của fermion Majorana: Các nhà vật lý và hóa học ở Hà Lan đã tìm bằng chứng vững chắc cho sự tồn tại các hạt fermion Majorana. Các fermion Majorana là những hạt giống electron có phản hạt riêng của chúng.
Chúng không phải là fermion cũng chẳng phải boson, thay vào đó chúng tuân theo thống kê phi Abel.
Dự án ENCODE: (dự án mã hóa) nghiên cứu kéo dài trong một thập kỷ. Năm 2012 đã đưa ra 30 bài báo cáo tiết lộ mã di truyền con người có nhiều chức năng hơn những gì các nhà khoa học nghĩ. Mặc dù thực tế chỉ 2% bộ mã gen cho protein, nhưng theo nghiên cứu thì đến 80% của nó tham gia hoạt động giúp chuyển đổi gen.
Công nghệ giao diện máy tính não: Công nghệ này đã được trình diễn tại CeBIT ở Hannover, cung cấp một phương cách mới để điều khiển các thiết bị điện tử kết nối với nhau chỉ thông qua sự suy nghĩ trong đầu óc của "chủ nhà". Công nghệ ấy là cơ sở để thiết kế các ngôi nhà thông minh trong tương lai, giúp những người tàn tật, tê liệt do đột quỵ, tổn thương cột sống chủ động trong cuộc sống của mình.
“Góc hợp” Neutrino cuối cùng: Hàng trăm nhà nghiên cứu làm việc trong phòng thí nghiệm Neutrio Lò phản ứng vịnh Daya, dự án hợp tác giữa 19 trường đại học Trung Quốc và 16 trường đại học Mỹ. Các nhà khoa học tìm thấy góc hợp neutrino cuối cùng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận